Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau trên cơ sở có đủ điều kiện kết hôn theo quy định. Vậy những trường hợp cấm kết hôn được quy định như thế nào trong Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành?
Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
- Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định (khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Theo đó, độ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là nam từ 20 tuổi trở lên; nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ (khoản 9 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014).
- Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ (khoản 10 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014).
Yêu sách của cải trong kết hôn
Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ (khoản 12 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Trên đây là bài viết các trường hợp cấm kết hôn theo quy định pháp luật. Trường hợp bạn còn vướng mắc cần tư vấn trực tiếp hãy liên hệ với chúng tôi. Luật sư tư vấn chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của bạn.
Kết hôn hoặc chung sống với người đã có vợ, chồng
Kết hôn hoặc chung sống với người đã có vợ, chồng bao gồm 02 trường hợp sau:
Để đảm bảo nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng pháp luật đã đưa ra quy định cấm kết hôn hoặc chung sống với người đã có vợ, chồng. Theo đó, chỉ người chưa có vợ, có chồng hoặc đã có vợ, có chồng nhưng đã ly hôn theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực của Tòa án thì mới được phép kết hôn.
Kết hôn với những người có quan hệ thân thích
Những người có quan hệ thân thích bị cấm kết hôn bao gồm:
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ
=>Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau (khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời
=>Là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Đây là quy định hoàn toàn phù hợp với đạo đức, văn hóa của người Việt Nam, bảo vệ những nét đẹp mang giá trị văn hóa, truyền thống đối với đời sống hôn nhân và gia đình, đồng thời góp phần ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình.