Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên Để Làm Gì

Chức Danh Nghề Nghiệp Giáo Viên Để Làm Gì

+ Giáo Viên đang dạy tại các trường mầm non/ tiểu học/ THCS/THPT muốn bổ nhiệm, xét tăng lương

Hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

Hạng chức danh nghề nghiệp là thuật ngữ chỉ cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp theo định nghĩa nêu tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP.

Đồng thời, đây cũng được coi là căn cứ để quy định các chuẩn chức danh nghề nghiệp của viên chức:

Viên chức thực hiện nhiệm vụ gồm các công việc cụ thể có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp.

Đồng thời, khoản 2 Điều 28 Nghị định 115/2020/NĐ-CP nêu rõ:

2. Căn cứ vào mức độ phức tạp công việc của chức danh nghề nghiệp, các chức danh nghề nghiệp viên chức trong cùng một lĩnh vực sự nghiệp được xếp hạng từ cao xuống thấp như sau:

a) Chức danh nghề nghiệp hạng I;

b) Chức danh nghề nghiệp hạng II;

c) Chức danh nghề nghiệp hạng III;

d) Chức danh nghề nghiệp hạng IV;

đ) Chức danh nghề nghiệp hạng V.

Như vậy, theo quy định này, viên chức sẽ có 05 hạng chức danh nghề nghiệp là: Hạng I, hạng II, hạng III, hạng IV và hạng V.

Tại sao cần phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên?

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp.

Cũng giống như chứng chỉ tin học, ngoại ngữ, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên được coi là “giấy tờ” để chứng minh giáo viên đó có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của lĩnh vực nghề nghiệp này.

Do đó, chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên là chứng chỉ được cấp cho giáo viên đã tham gia khóa học bồi dưỡng theo đúng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.

Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT sửa đổi mới, Chỉ quy định 1 chứng chỉ chung đối với các hạng giáo viên, bỏ phân hạng giáo viên I, II, III. Mỗi cấp dạy chỉ cần có 1 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/5/2023. Điều đó có nghĩa là để bổ nhiệm, xét hạng lương giáo viên vẫn bắt buộc cần phải có 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo thông tư mới. Chứ không có nghĩa là bỏ hoàn toàn chứng chỉ này.

(Học Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non)

Giáo viên xếp lương theo hạng như thế nào?

Căn cứ chùm 04 Thông tư nêu trên, tùy vào từng hạng chức danh nghề nghiệp mà giáo viên sẽ được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ dành cho viên chức tại phụ lục ban hành kèm Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, có hệ số lương từ 4,0 - 6,38

Hưởng lương của viên chức loại A1 với hệ số lương từ 2,34 - 4,98

Hưởng lương của viên chức loại A0 với hệ số lương từ 2,1 - 4,89

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 với hệ số lương từ 4,4 - 6,78

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 với hệ số lương từ 4,0 - 6,38

Hưởng lương của viên chức loại A1 với hệ số lương từ 2,34 - 4,98

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 với hệ số lương từ 4,4 - 6,78

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 với hệ số lương từ 4,0 - 6,38

Hưởng lương của viên chức loại A1 với hệ số lương từ 2,34 - 4,98

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1 với hệ số lương từ 4,4 - 6,78

Hưởng lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2 với hệ số lương từ 4,0 - 6,38

Hưởng lương của viên chức loại A1 với hệ số lương từ 2,34 - 4,98

Đồng thời, mức lương giáo viên hiện nay đang hưởng theo công thức:

Lương = Hệ số x 1,8 triệu đồng/tháng

Do đó, căn cứ vào bảng nêu trên và hệ số lương ở bảng trên cùng công thức tính lương này, dễ dàng tính mức lương viên chức là giáo viên trong các cấp học.

Trên đây là thông tin chi tiết giải đáp: Hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài

Bạn đang quan tâm đến chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên?

Sau khi Bộ GD ban hành thông tư mới sửa đổi nhiều giáo viên thắc mắc rằng không biết có cần phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nữa hay không? Và Tại sao cần phải học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên?

Những ai cần học loại chứng chỉ này? Thời gian, kinh phí, nội dung đào tạo những gì?

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất cả các vấn đề trên trong bài viết này nhé!

Hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên gồm những gì?

Căn cứ Nghị định 115/2020/NĐ-CP, với giáo viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành loạt bốn Thông tư về giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học, giáo viên trung học cơ sở (THCS) và giáo viên trung học phổ thông (THPT).

Theo đó, với mỗi cấp học, hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên gồm ba hạng: Hạng I, hạng II và hạng III. Tuy nhiên, để phân biệt các cấp học thì mã số chức danh nghề nghiệp của các cấp học sẽ khác nhau. Cụ thể:

- Giáo viên mầm non: Gồm ba hạng là hạng I mã số V.07.02.24; hạng II là mã số V.07.02.25 và hạng III là mã số V.07.02.26 (căn cứ Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT).

- Giáo viên tiểu học: Cũng gồm ba hạng nhưng mã số khác với giáo viên mầm non. Cụ thể gồm: Hạng III là mã số V.07.03.29; hạng II là mã số V.07.03.28; hạng I là mã số V.07.03.27 (căn cứ Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT).

- Giáo viên THCS: Gồm ba hạng như sau: Hạng III là mã số V.07.04.32; hạng II là mã số V.07.04.31 và hạng I là mã số V.07.04.30 (theo Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT).

- Giáo viên THPT: Đối tượng giáo viên này cũng gồm ba hạng lần lượt là: Hạng III là mã số V.07.05.15; hạng II là mã số V.07.05.14; hạng I là mã số V.07.05.13 (theo Điều 2 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT).