Theo báo cáo vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, trong tháng 5/2024, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 5,06 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng 5/2023. Trong đó: nông sản chính đạt 2,73 tỷ USD (tăng 14,3%), lâm sản đạt 1,35 tỷ USD (tăng 17,9%), chăn nuôi 45,8 triệu USD (tăng 10,2%). Ngược lại, xuất khẩu thủy sản 780 triệu USD (giảm 3,5%) và xuất khẩu đầu vào sản xuất 153 triệu USD (giảm 6,9%).
HOA KỲ, TRUNG QUỐC, NHẬT BẢN VẪN LÀ 3 THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU LỚN NHẤT
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, hầu hết các nhóm hàng đều tăng nên tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 24,14 tỷ USD (tăng thêm 4,2 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.
Đóng góp vào kết quả này có: Nông sản 13,11 tỷ USD, tăng 27,7%; lâm sản 6,58 tỷ USD, tăng 22,7%; thủy sản 3,5 tỷ USD, tăng 3,6%; chăn nuôi 199 triệu USD, tăng 5,6%. Riêng nhóm đầu vào sản xuất có kim ngạch xuất khẩu giảm 1,3% so với cùng kỳ năm 2023, chỉ đạt 756 triệu USD trong 5 tháng đầu năm nay.
Xuất khẩu tăng cao, trong khi nhập khẩu giảm mạnh (kim ngạch nhập khẩu 17,61 tỷ USD), nên toàn ngành nông lâm ngư nghiệp xuât siêu 6,53 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm, tăng 64,5% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản vào các thị trường đều tăng. Trong đó: xuất khẩu sang Châu Á 11,31 tỷ USD (tăng 17,5%); Châu Mỹ 5,4 tỷ USD (tăng 23,1%); Châu Âu 3,2 tỷ USD (tăng 39,4%); Châu Phi 459 triệu USD (tăng 26,1%) và Châu Đại Dương 341 triệu USD (tăng 24,8%).
"Trong 5 tháng đầu năm nay, nhiều loại nông sản xuất khẩu đã tăng giá rất mạnh so với cùng kỳ năm trước: Gạo có giá xuất khẩu bình quân 638 USD/tấn, tăng 20,5%; cà phê đạt giá xuất bình quân 3.482 USD/tấn, tăng 49,9%, cao su 1.504 USD/tấn, tăng 8,8%; hạt tiêu 4.308 USD/tâbs, tăng 39,3%. Riêng hạt điều có giá xuất bình quân 5.378 USD/tấn, giảm 8,6%; chè 1.656 USD/tấn, giảm 0,8%…”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất. Giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản sang Hoa Kỳ chiếm 20,6%, tăng 23,9%; Trung Quốc chiếm 19,2%, tăng 8,6% và Nhật Bản chiếm 6,7%, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về giá trị xuất khẩu, hầu hết các mặt hàng nông lâm thủy sản chủ lực đều cao hơn cùng kỳ năm trước: Gỗ và sản phẩm gỗ tăng 23,6%; Cà phê tăng 44,1%; Gạo tăng 38,2%); Điều tăng 19,3%; Rau quả tăng 28,1%.
Xuất khẩu cà phê đang đạt được mức tăng ấn tượng nhất, với 2,9 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu gạo tiếp nối phía sau, trong 5 tháng đầu năm đã xuất khẩu 4,15 triệu tấn gạo, đem về 2,65 tỷ USD, tăng 14,7% về lượng và 38,2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Với thị trường lúa gạo trong nước, giá lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhẹ so với tháng trước. Tại Tiền Giang giá gạo nguyên liệu thành phẩm 25% tấm có giá trung bình 10.500 đồng/kg; loại 5% tấm có giá 11.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với tháng trước.
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cho biết vừa qua, một số doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu gạo với giá thấp hơn so với giá thị trường hiện nay, đang dấy lên lo ngại sẽ gây tác động xấu tới xuất khẩu gạo nước ta, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến việc giá lúa của bà con nông dân sắp tới..
Thực tế chi phí sản xuất lúa của nông dân đã tăng hơn so với trước đây nên lợi nhuận của nông dân hiện nay rất thấp. Theo một số chuyên gia, cơ quan quản lý cần giám sát và có động thái chấn chỉnh việc "bán phá giá" này, đồng thời thành lập sàn giao dịch gạo để minh bạch thông tin thị trường, thậm chí áp giá sàn xuất khẩu gạo như từng được Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) áp dụng trước đây.
Đối với xuất khẩu rau quả, gỗ và điều, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông cho biết cũng tăng trưởng ấn tượng. Trong 5 tháng đầu năm 2024, nước ta xuất khẩu 288 nghìn tấn điều chế biến, thu về 1,55 tỷ USD, tăng 30,6% về lượng và tăng 19,3% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đem về 6,14 tỷ USD, tăng 28,1% so với 5 tháng đầu năm 2023. Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã có đơn hàng đến tháng 8, thậm chí có doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến cuối năm 2024.
Nhờ tăng trưởng mạnh về xuất khẩu, đồ gỗ Việt Nam đang tiếp tục chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ hàng đầu thế giới. Tại thị trường Hoa Kỳ, đồ nội thất bằng gỗ nhập khẩu từ Việt Nam chiếm 40,8% tổng giá trị nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của quốc gia này.
Kim ngạch xuất khẩu rau quả 5 tháng đầu năm 2024 đạt 2,59 tỷ USD, tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên do hiện đang là mùa vụ thu hoạch của nhiều loại trái cây, nên hiện tại thị trường trong nước, giá nhiều loại trái cây đang giảm: Sầu riêng Ri6 ở mức 70.071 đồng/kg, giảm 37.500 đồng/kg, giá Thanh long ruột đỏ ở mức 23.929 đồng/kg, giảm 4.643 đồng/kg so với tháng trước.
Đối với lĩnh vực thủy sản, tuy chưa đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ như với các mặt hàng nông sản và lâm sản, nhưng xuất khẩu thủy sản sản đã có dấu hiệu hồi phục trở lại. Kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 5 tháng đầu năm ước đạt 725 triệu USD, tăng 2% so với cùng kì năm 2023.
Thị trường nhập khẩu cá tra Việt Nam lớn nhất trong 5 tháng đầu năm vẫn là Hoa Kỳ, sau đó đến Trung Quốc, tiếp theo là châu Âu và một số thị trường Nam Mỹ khác.
Đối với thị trường Hoa Kỳ, riêng phile cá tra đông lạnh vẫn là mặt hàng chủ lực của xuất khẩu sang thị trường này. Tính đến hết tháng 5/2024, xuất khẩu phile cá tra đông lạnh sang Hoa Kỳ đạt hơn 120 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 98% tỷ trọng trong tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ.
Trong các sản phẩm cá tra Việt Nam, Hoa Kỳ hiện đang tăng cường nhập khẩu cá tra chế biến, giá trị gia tăng gấp 8,5 lần so với cùng kì năm 2023. Trong khi đó, cá tra đông lạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ lại giảm sút do nhu cầu của người tiêu dùng giảm.
Với thị trường châu Âu, mặc dù thị trường này sôi động trở lại từ tháng 4/2024 cho đến nay, nhưng kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu trong 5 tháng đầu năm 2024 ước chỉ đạt 70 triệu USD, vẫn sụt giảm 7% so với cùng kỳ năm 2023.
"Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2024 đạt 3,5 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, các thị trường vẫn đang bị ảnh hưởng bởi lạm phát và tồn kho nên nhập khẩu vẫn có tính thận trọng".
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Xuất khẩu tôm tháng 5/2024 đem về 361 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu tôm 5 tháng lên 1.335 triệu USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ xuất khẩu tăng, nên tôm nguyên liệu tại thị trường trong nước đã tăng: tôm thẻ loại 50-60 con/kg ở mức 80.667 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg, loại 100 con/kg ở mức 108.333 đồng/kg, tăng 2.600 đồng/kg).
Xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm nay đã tăng trưởng rất mạnh, với mức tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, đem về 240 triệu USD.
Xuất khẩu tôm sang thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 210 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ khởi kiện chống trợ cấp lên ngành tôm Việt Nam vào cuối năm ngoái và đến cuối tháng 3/2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố mức thuế sơ bộ vụ kiện này là 2,84%. Thời điểm này các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nước ta vẫn đang kỳ vọng khi tới đây DOC qua Việt Nam phúc thẩm, nếu mức thuế này giảm dưới 2% thì vụ kiện có thể bị hủy bỏ.
Xuất khẩu tôm sang EU trong 5 tháng đầu năm 2024 xấp xỉ 150 triệu USD, tương đương với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang các thị trường đơn lẻ chính trong khối đều tăng trưởng 2 con số: xuất khẩu sang Đan Mạch tăng 88%, sang Đức tăng 29%, sang Hà Lan tăng 37%, sang Bỉ tăng 39%.
Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại nông lâm thủy sản 3 tháng đầu năm 2024 như sau:
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 3/2024 ước đạt 4,85 tỷ USD, tăng 6% so với tháng 3/2023, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 3 tháng đầu năm 2024 đạt 13,54 tỷ USD, tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 7,46 tỷ USD, tăng 31,1%; Giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 113 triệu USD, tăng 4,8%; Giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 1,86 tỷ USD, tăng 1,9%; Giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 3,61 tỷ USD, tăng 18,8%; Giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 481 triệu USD, tăng 8,3%; Giá trị xuất khẩu muối đạt 1,2 triệu USD, tăng 5,5%.
Bảng 1. Giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 3 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Ước tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Mỹ đạt 2,96 tỷ USD, tăng 27,2%; châu Phi đạt 192 triệu USD, tăng 21,6%; châu Âu đạt 1,85 tỷ USD, tăng 34,8%; châu Á đạt 6,27 tỷ USD, tăng 16,6%; và châu Đại Dương đạt 188 triệu USD, tăng 22,9%.
Thị phần xuất khẩu NLTS Việt Nam sang các khu vực trong 3 tháng đầu năm 2024 như sau: Châu Á chiếm 46,3%; Châu Mỹ chiếm 21,8%; Châu Âu chiếm 13,7%; Châu Đại Dương chiếm 1,4%; và Châu Phi chiếm 1,4%.
Bảng 2. Tình hình xuất khẩu theo châu lục 3 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trong 3 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,2%, tăng 18,3%; Hoa Kỳ chiếm 19,9%, tăng 28,3% so với cùng kỳ năm 2023 và Nhật Bản chiếm 7%, tăng 4,6%.
Bảng 3. Giá trị và thị phần 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:
- Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 3 năm 2024 ước đạt 400 nghìn tấn với giá trị đạt 641 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 3 tháng đầu năm 2024 đạt 799 nghìn tấn và gần 1,9 tỷ USD, tăng 44,4% về khối lượng và tăng 54,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 3 năm 2024 ước đạt 110 nghìn tấn với giá trị đạt 170 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 3 tháng đầu năm 2024 đạt 408 nghìn tấn và 597 triệu USD, tăng 6,9% về khối lượng và tăng 12,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Chè: Khối lượng và giá trị xuất khẩu chè tháng 3 năm 2024 ước đạt 10 nghìn tấn và 16 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 3 tháng đầu năm 2024 đạt 28 nghìn tấn và 45 triệu USD, tăng 30% về khối lượng và tăng 27,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Gạo: Khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo tháng 3 năm 2024 ước đạt 1 triệu tấn và 637 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2024 đạt 2,08 triệu tấn và 1,37 tỷ USD, tăng 12% về khối lượng và tăng 40% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 3 năm 2024 ước đạt 414 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1,23 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2023.
- Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 3 năm 2024 ước đạt 55 nghìn tấn với giá trị xuất khẩu đạt 289 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều 3 tháng đầu năm 2024 đạt 147 nghìn tấn và 782 triệu USD, tăng 31,8% về khối lượng và tăng 20,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023
- Hạt tiêu: Khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu tháng 3 năm 2024 ước đạt 25 nghìn tấn và 108 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu 3 tháng đầu năm 2024 đạt 56 nghìn tấn và 232 triệu USD, giảm 26,5% về khối lượng và giảm 0,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 3 năm 2024 ước đạt 350 nghìn tấn và 160 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 3 tháng đầu năm 2024 đạt 989 nghìn tấn và 451 triệu USD, tăng 1,2% về khối lượng và tăng 21,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 3 năm 2024 ước đạt 43,6 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2024 đạt 113 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 36,8 triệu USD, tăng 22,1%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm 18 dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 38,2 triệu USD, tăng 12,6%.
- Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 3 năm 2024 ước đạt 653 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1,86 tỷ USD, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm 2023.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 3 năm 2024 ước đạt 1,12 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 3,36 tỷ USD, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Bảng 4. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn 3 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 3/2024 ước đạt 3,94 tỷ USD, tăng 3,9% so với tháng 3/2023; đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 3 tháng đầu năm 2024 đạt 10,18 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản đạt 6,45 tỷ USD, tăng 9,9%; Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 720 triệu USD, giảm 6,7%; Giá trị nhập khẩu thuỷ sản đạt 636 triệu USD, giảm 3,9%; Giá trị nhập khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 544 triệu USD, tăng 10,8%; Giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,81 tỷ USD, tăng 13,5%; Giá trị nhập khẩu muối đạt 7,8 triệu USD, giảm 33,5%.
Bảng 5. Giá trị nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 3 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu nông lâm thủy sản nhiều nhất từ các thị trường thuộc khu vực châu Á (thị phần 27%); châu Mỹ (thị phần 25,9%); châu Đại Dương (chiếm 5,5%); châu Âu (chiếm 4,7%) và châu Phi (chiếm 2,1%). Giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản 3 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam từ khu vực châu Á giảm 6,1% (đạt 2,75 tỷ USD); châu Mỹ tăng 21,4%, (đạt 2,64 tỷ USD); châu Đại Dương giảm 20,2%% (đạt 563,8 triệu USD); châu Âu tăng 23,8% (đạt 482,9 triệu USD); châu Phi giảm 10% (đạt 214 triệu USD).
Bảng 6. Giá trị nhập khẩu theo châu lục 3 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Braxin, Trung Quốc và Hoa Kỳ là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024. Giá trị nhập khẩu từ thị trường Braxin chiếm 12,8% (tăng 55,5% so với cùng kỳ năm 2023); Trung Quốc chiếm 8,9% (tăng 32,8%) và Hoa Kỳ chiếm 8,3% (tăng 17,4%).
Bảng 7. Giá trị và thị phần 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:
- Đậu tương: Khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương tháng 3 năm 2024 ước đạt 210 nghìn tấn và 112 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 3 tháng đầu năm 2024 đạt 549 nghìn tấn và 305 triệu USD, tăng 10,1% về khối lượng nhưng giảm 12,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Lúa mì: Khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì tháng 3 năm 2024 ước đạt 560 nghìn tấn và 159 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1,6 triệu tấn và 449 triệu USD, tăng 31,7% về khối lượng và tăng 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Ngô: Khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô tháng 3 năm 2024 đạt 960 nghìn tấn và 236 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 3 tháng đầu năm 2024 đạt 2,87 triệu tấn và 723 triệu USD, tăng 31,3% về khối lượng nhưng giảm 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Hạt điều: Khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều tháng 3 năm 2024 ước đạt 390 nghìn tấn và 494 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu 3 tháng đầunăm 2024 đạt 616 nghìn tấn và 770 triệu USD, tăng 6,1% về khối lượng nhưng giảm 0,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Cao su: Khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su tháng 3 năm 2024 ước đạt 120 nghìn tấn và 193 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 3 tháng đầu năm 2024 đạt 420 nghìn tấn và 593 triệu USD, tăng 16,3% về khối lượng và tăng 19,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Rau quả: Giá trị nhập khẩu mặt rau quả tháng 3 năm 2024 ước đạt 170 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu rau quả 3 tháng đầu năm 2024 đạt 507 triệu USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2023.
- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 3 năm 2024 ước đạt 243 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 3 tháng đầu năm 2024 đạt 720 triệu USD, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 236 triệu USD, giảm 25,3%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 336 triệu USD, tăng 14,9%.
Thủy sản: Giá trị nhập khẩu thủy sản tháng 3 năm 2024 ước đạt 230 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thủy sản 3 tháng đầu năm 2024 đạt 636 triệu USD, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2023.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 3 năm 2024 ước đạt 190 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 3 tháng đầu năm 2024 đạt 532 triệu USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023.
- Phân bón các loại: Khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón các loại tháng 3 năm 2024 ước đạt 460 nghìn tấn và 140 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1,15 triệu tấn và 367 triệu USD, tăng 87,2% về khối lượng và tăng 54,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 3 năm 2024 ước đạt 480 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 3 tháng đầu năm 2024 đạt 1,25 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu tháng 3 năm 2024 ước đạt 90 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu 3 tháng đầu năm 2024 đạt 200 triệu USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Bảng 8. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn 3 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
3. Cán cân thương mại nông, lâm, thủy sản
Cán cân thương mại ngành NLTS Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt thặng dư 3,36 tỷ USD, tăng 96,5% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là 3 nhóm hàng có cán cân thương mại 3 tháng đầu năm 2024 ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 3,07 tỷ USD, tăng 20,3% so với cùng kỳ năm 2023; nhóm thủy sản thặng dư 1,23 tỷ USD, tăng 5,2%; và nhóm nông sản thặng dư 1,01 tỷ USD, tăng 660%. Trong khi đó, cán cân thương mại 3 nhóm hàng còn lại ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 1,33 tỷ USD, tăng 15,5%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 607 triệu USD, giảm 8,6%; và muối thâm hụt 7 triệu USD (giảm 37,6%). Xét theo mặt hàng cụ thể, 5 mặt hàng có thặng dư thương mại ước tính 3 tháng đầu năm 2024 cao nhất gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (thặng dư 2,82 tỷ USD, tăng 19,7%); cà phê (thặng dư 1,75 tỷ USD, tăng 47,9%); gạo (thặng dư 902 triệu USD, tăng 23,7%); hàng rau quả (thặng dư 721 triệu USD, tăng 29,2%; Tôm (thặng dư 566 triệu USD, tăng 24,3%).
Năm (5) mặt hàng có thâm hụt thương mại ước tính 3 tháng đầu năm 2024 cao nhất gồm: thức ăn gia súc và nguyên liệu (thâm hụt 1,02 tỷ USD, tăng 9,1%); Bông các loại (thâm hụt 731 triệu USD, tăng 27,8%); chế phẩm từ sản phẩm trồng trọt (thâm hụt 709 triệu USD, tăng 0,8%); ngô (thâm hụt 683 triệu USD, giảm 6,2%); lúa mì (thâm hụt 444 triệu USD, tăng 0,5%).
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT
Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại nông lâm thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 như sau:
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 4 năm 2024 ước đạt 5,14 tỷ USD, tăng 17,9% so với tháng 4/2023; đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị xuất khẩu các sản phẩm trồng trọt đạt 10,44 tỷ USD, tăng 32,5%; giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 152 triệu USD, tăng 3,6%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 2,68 tỷ USD, tăng 4,2%; giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 5,18 tỷ USD, tăng 22,8%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 616 triệu USD, tăng 2,6%; giá trị xuất khẩu muối đạt 1,4 triệu USD, giảm 8%.
Bảng 1. Giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 4 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Ước tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 4 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Mỹ đạt 4,2 tỷ USD, tăng 24,6% so với cùng kỳ năm trước; châu Phi đạt 332 triệu USD, tăng 33,3%; châu Á đạt 8,87 tỷ USD, tăng 19,8%; châu Âu đạt 2,55 tỷ USD, tăng 38,6%; và châu Đại Dương đạt 268 triệu USD, tăng 26%.
Thị phần xuất khẩu NLTS Việt Nam sang các khu vực trong 4 tháng đầu năm 2024 như sau: châu Á chiếm 46,5%; châu Mỹ chiếm 21,9%; châu Âu chiếm 13,4%; châu Phi chiếm 1,7%; và châu Đại Dương chiếm 1,4%.
Bảng 2. Tình hình xuất khẩu theo châu lục 4 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trong 4 tháng đầu năm, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,1%, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm 2023; thị trường Trung Quốc chiếm 18,9%, tăng 15,1% và thị trường Nhật Bản chiếm 6,9%, tăng 9,6%.
Bảng 3. Giá trị và thị phần 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:
- Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 4 ước đạt 170 nghìn tấn với giá trị đạt 644 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 4 tháng đầu năm 2024 đạt 756 nghìn tấn và 2,57 tỷ USD, tăng 5,4% về khối lượng và tăng 57,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 4 ước đạt 85 nghìn tấn với giá trị đạt 135 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 4 tháng đầu năm đạt lần lượt là 499 nghìn tấn và 743 triệu USD, tăng 6,4% về khối lượng và tăng 13,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Chè: Khối lượng và giá trị xuất khẩu chè tháng 4 ước đạt 11 nghìn tấn và 18 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 4 tháng đầu năm đạt 38 nghìn tấn và 61 triệu USD, tăng 28% về khối lượng và tăng 25,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Gạo: Khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo tháng 4 ước đạt 1,05 triệu tấn và 654 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm đạt 3,23 triệu tấn và 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về khối lượng và tăng 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 4 ước đạt 520 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 4 tháng đầu năm đạt 1,8 tỷ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2023.
- Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 4 ước đạt 65 nghìn tấn với giá trị xuất khẩu đạt 350 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều 4 tháng đầu năm đạt 216 nghìn tấn và 1,16 tỷ USD, tăng 32,4% về khối lượng và tăng 21,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Hạt tiêu: Khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu tháng 4 ước đạt 27 nghìn tấn và 117 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu 4 tháng đầu năm đạt 84 nghìn tấn và 353 triệu USD, giảm 18,3% về khối lượng nhưng tăng 11,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 4 ước đạt 250 nghìn tấn và 104 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 4 tháng đầu năm đạt gần 1,2 triệu tấn và 535 triệu USD, tăng 2,4% về khối lượng và tăng 19,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 4 ước đạt 40,8 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm đạt 152 triệu USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 47,3 triệu USD, tăng 12,8%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 48,1 triệu USD, tăng 6,3%.
- Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 4 ước đạt 730 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 2,68 tỷ USD, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2023.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 4 ước đạt 1,3 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm đạt 4,84 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Bảng 4. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn 4 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản tháng 4 năm 2024 ước đạt 4,25 tỷ USD, tang 30,1%; đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 14,32 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu các sản phẩm trồng trọt đạt gần 9 tỷ USD, tăng 13,5%; giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt gần 1,1 tỷ USD, tăng 4,3%; giá trị nhập khẩu thuỷ sản đạt 820 triệu USD, giảm 4,3%; giá trị nhập khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 817 triệu USD, tăng 22,8%; giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất đạt 2,58 tỷ USD, tăng 21,1%; giá trị nhập khẩu muối đạt 9,5 triệu USD, giảm 28,1%.
Bảng 5. Giá trị nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 4 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu nông lâm thủy sản nhiều nhất từ các thị trường thuộc khu vực châu Á (thị phần 30,5%); châu Mỹ (thị phần 25,3%); châu Đại Dương (chiếm 4,1%); châu Âu (chiếm 4,1%) và châu Phi (chiếm 1,6%). Giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng đầu của Việt Nam từ khu vực châu Á đạt 4,37 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước; châu Mỹ đạt 3,63 tỷ USD, tăng 22,8%; châu Đại Dương đạt 586 triệu USD, giảm 36,4%%; châu Âu đạt 584 triệu USD, tăng 11,3%; châu Phi đạt 231 triệu USD, giảm 20,1%.
Bảng 6. Giá trị nhập khẩu theo châu lục 4 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Braxin, Trung Quốc và Hoa Kỳ là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Giá trị nhập khẩu từ thị trường Braxin chiếm 11,2%, tăng 47,6% so với cùng kỳ năm 2023; thị trường Trung Quốc chiếm 8,9%, tăng 35,8%; và thị trường Hoa Kỳ chiếm 8,5%, tăng 13,4%.
Bảng 7. Giá trị và thị phần 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất 4 tháng đầu năm 2024
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:
- Đậu tương: Khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương tháng 4 ước đạt 200 nghìn tấn và 100 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 4 tháng đầu năm đạt 740 nghìn tấn và 397 triệu USD, tăng 0,4% về khối lượng nhưng giảm 20,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Lúa mì: Khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì tháng 4 ước đạt 1 triệu tấn và 277 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì 4 tháng đầu năm đạt 2,51 triệu tấn và 699 triệu USD, tăng 51,5% về khối lượng và tăng 15,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Ngô: Khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô tháng 4 đạt 700 nghìn tấn và 184 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 4 tháng đầu năm đạt 3,48 triệu tấn và 887 triệu USD, tăng 23,9% về khối lượng nhưng giảm 6,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Hạt điều: Khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều tháng 4 ước đạt 400 nghìn tấn và 497 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu 4 tháng đầu năm đạt 1,06 triệu tấn và 1,32 tỷ USD, tăng 33,7% về khối lượng và tăng 24,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Cao su: Khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su tháng 4 ước đạt 120 nghìn tấn và 192 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 4 tháng đầu năm đạt 525 nghìn tấn và 761 triệu USD, tăng 14,2% về khối lượng và tăng 19,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Rau quả: Giá trị nhập khẩu mặt rau quả tháng 4 ước đạt 150 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu rau quả 4 tháng đầu năm đạt 643 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2023.
- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 4 ước đạt 308 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 4 tháng đầu năm đạt 1,1 tỷ USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 355 triệu USD, giảm 12,7%; giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 501 triệu USD, tăng 25,1%.
Thủy sản: Giá trị nhập khẩu thủy sản tháng 4 ước đạt 200 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 820 triệu USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2023.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 4 ước đạt 265 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm đạt 801 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2023.
- Phân bón các loại: Khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón các loại tháng 4 ước đạt 550 nghìn tấn và 182 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu 4 tháng đầu năm đạt 1,67 triệu tấn và 534 triệu USD, tăng 83,7% về khối lượng và tăng 58% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 4 ước đạt 550 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 4 tháng đầu năm đạt 1,76 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu tháng 4 ước đạt 95 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu 4 tháng đầu năm đạt 287 triệu USD, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Bảng 8. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn 4 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
3. Cán cân thương mại nông, lâm, thủy sản
Cán cân thương mại ngành NLTS Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt thặng dư 4,75 tỷ USD, tăng 71,5% so với cùng kỳ năm trước. Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là 3 nhóm hàng có cán cân thương mại 4 tháng đầu năm ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 4,36 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023; nhóm thủy sản thặng dư 1,86 tỷ USD, tăng 8,4%; và nhóm sản phẩm trồng trọt thặng dư 1,45 tỷ USD, tăng mạnh 3043%. Trong khi đó, cán cân thương mại 3 nhóm hàng còn lại ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 1,96 tỷ USD, tăng 28,4%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 943 triệu USD, tăng 4,4%; và muối thâm hụt 8 triệu USD, giảm 30,7%.
Xét theo mặt hàng cụ thể, 5 mặt hàng có thặng dư thương mại ước tính 4 tháng đầu năm cao nhất gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (thặng dư 4,04 tỷ USD, tăng 23,2%); cà phê (thặng dư 2,44 tỷ USD, tăng 55,4%); gạo (thặng dư 1,36 tỷ USD, tăng 13,9%); hàng rau quả (thặng dư 1,16 tỷ USD, tăng 44,1%); tôm (thặng dư 808 triệu USD, tăng 15,2%). 5 mặt hàng có thâm hụt thương mại ước tính 4 tháng đầu năm cao nhất gồm: thức ăn gia súc và nguyên liệu (thâm hụt 1,45 tỷ USD, tăng 19,6%); bông các loại (thâm hụt 1,02 tỷ USD, tăng 20,2%); chế phẩm từ sản phẩm trồng trọt (thâm hụt 964 triệu USD, tăng 6%); ngô (thâm hụt 850 triệu USD, giảm 9,4%); lúa mì (thâm hụt 691 triệu USD, tăng 15,5%).
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT
Theo Báo cáo của Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tình hình xuất, nhập khẩu và cán cân thương mại nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 như sau:
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản tháng 2 năm 2024 ước đạt 4,48 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 đạt 9,84 tỷ USD, tăng 50,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản đạt 5,18 tỷ USD, tăng 55,7%; giá trị xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 78 triệu USD, tăng 15,1%; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 1,37 tỷ USD, tăng 28,9%; giá trị xuất khẩu lâm sản đạt 2,9 tỷ USD, tăng 59,7%; giá trị xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 309 triệu USD, tăng 13,6%; giá trị xuất khẩu muối đạt 0,8 triệu USD, tăng 41,5%.
Bảng 1. Giá trị xuất khẩu theo nhóm sản phẩm 2 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Ước tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam tới các thị trường thuộc khu vực châu Mỹ đạt 2,31 tỷ USD, tăng 74,2%; châu Phi đạt 129 triệu USD, tăng 60,4%; châu Âu đạt 1,28 tỷ USD, tăng 52,6%; châu Á đạt 4,55 tỷ USD, tăng 43%; và châu Đại Dương đạt 135 triệu USD, tăng 48,8%. Thị phần xuất khẩu NLTS Việt Nam sang các khu vực trong 2 tháng đầu năm 2024 như sau: Châu Á chiếm 46,2%; Châu Mỹ chiếm 23,5%; Châu Âu chiếm 13%; Châu Đại Dương chiếm 1,4%; và Châu Phi chiếm 1,3%.
Bảng 2. Tình hình xuất khẩu theo châu lục 2 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trong 2 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 21,5%, tăng 77,3%; Trung Quốc chiếm 21%, tăng 47,9%; và Nhật Bản chiếm 7,2%, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Bảng 3. Giá trị và thị phần 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Xuất khẩu một số mặt hàng chính như sau:
- Cà phê: Xuất khẩu cà phê tháng 2 năm 2024 ước đạt 200 nghìn tấn với giá trị đạt 655 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê 2 tháng đầu năm2024 đạt 438 nghìn tấn và 1,38 tỷ USD, tăng 27,9% về khối lượng và tăng 85% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Cao su: Xuất khẩu cao su tháng 2 năm 2024 ước đạt 110 nghìn tấn với giá trị đạt 161 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 2 tháng đầu năm 2024 đạt 320 nghìn tấn và 458 triệu USD, tăng 20,4% về khối lượng và tăng 24,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Chè: Khối lượng và giá trị xuất khẩu chè tháng 2 năm 2024 ước đạt 8 nghìn tấn và 14 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 2 tháng đầu năm 2024 đạt 20 nghìn tấn và 35 triệu USD, tăng 50,9% về khối lượng và tăng 53,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Gạo: Khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo tháng 2 năm 2024 ước đạt 500 nghìn tấn và 346 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 2 tháng đầu năm 2024 đạt 1,01 triệu tấn và 708 triệu USD, tăng 13,3% về khối lượng và tăng 49,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Rau quả: Giá trị xuất khẩu rau quả tháng 2 năm 2024 ước đạt 480 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 2 tháng đầu năm 2024 đạt 970 triệu USD, tăng 72,8% so với cùng kỳ năm 2023.
- Hạt điều: Khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 2 năm 2024 ước đạt 45 nghìn tấn với giá trị xuất khẩu đạt 244 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt điều 2 tháng đầu năm 2024 đạt 110 nghìn tấn và 595 triệu USD, tăng 78,8% về khối lượng và tăng 68,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Hạt tiêu: Khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu tháng 2 năm 2024 ước đạt 18 nghìn tấn và 73 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu hạt tiêu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 35 nghìn tấn và 143 triệu USD, giảm 12,3% về khối lượng nhưng tăng 12,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Sắn và các sản phẩm từ sắn: Khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tháng 2 năm 2024 ước đạt 320 nghìn tấn và 134 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn 2 tháng đầu năm 2024 đạt 743 nghìn tấn và 330 triệu USD, tăng 5,7% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi tháng 2 năm 2024 ước đạt 34 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi 2 tháng đầu năm 2024 đạt 78 triệu USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 22 triệu USD, tăng 14,4%; xuất khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 25 triệu USD, tăng 15,6%.
- Thuỷ sản: Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 2 năm 2024 ước đạt 620 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 đạt 1,37 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2023.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tháng 2 năm 2024 ước đạt 1,25 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ 2 tháng đầu năm 2024 đạt 2,72 tỷ USD, tăng 61,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Bảng 4. Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn 2 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 2 năm 2024 ước đạt 3,62 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch nhập khẩu nông, lâm, thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 đạt 7,16 tỷ USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu các mặt hàng nông sản đạt 4,56 tỷ USD, tăng 31,4%; giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 561 triệu USD, tăng 24,4%; giá trị nhập khẩu thuỷ sản đạt 456 triệu USD, tăng 9,3%; giá trị nhập khẩu các mặt hàng lâm sản đạt 361 triệu USD, tăng 25,4%; giá trị nhập khẩu đầu vào sản xuất đạt 1,21 tỷ USD, tăng 23,5%; giá trị nhập khẩu muối đạt 6,8 triệu USD, giảm 4,4%.
Bảng 5. Giá trị nhập khẩu theo nhóm sản phẩm 2 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu nông lâm thủy sản nhiều nhất từ các thị trường thuộc khu vực châu Á (thị phần 28%); châu Mỹ (thị phần 24,3%); châu Đại Dương (chiếm 7,5%); châu Âu (chiếm 4,5%) và châu Phi (chiếm 2%). Giá trị nhập khẩu nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 của Việt Nam từ khu vực châu Á đạt 2 tỷ USD, tăng 26,9%; châu Mỹ đạt 1,74 tỷ USD, tăng 20,3%; châu Đại Dương đạt 534 triệu USD, tăng 34,3%%; châu Âu đạt 324 triệu USD, tăng 43%; châu Phi đạt 146 triệu USD, giảm 20,6%.
Bảng 6. Giá trị nhập khẩu theo châu lục 2 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2023 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Trung Quốc, Braxin và Hoa Kỳ là 3 thị trường cung cấp các mặt hàng nông, lâm, thủy sản lớn nhất cho Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024. Giá trị nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc chiếm 10,2% (tăng 91,3% so với cùng kỳ năm 2023); Braxin chiếm 11,6% (tăng 49%) và Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 8,5% (tăng 42,7%).
Bảng 7. Giá trị và thị phần 5 thị trường nhập khẩu lớn nhất
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
Nhập khẩu một số mặt hàng chính như sau:
- Đậu tương: Khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương tháng 2 năm 2024 ước đạt 300 nghìn tấn và 167 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu đậu tương 2 tháng đầu năm 2024 đạt 512 nghìn tấn và 289 triệu USD, tăng 69,7% về khối lượng và tăng 35,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Lúa mì: Khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì tháng 2 năm 2024 ước đạt 1,2 triệu tấn và 323 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu lúa mì 2 tháng đầu năm 2024 đạt 1,74 triệu tấn và 479 triệu USD, tăng gấp 2,8 lần về khối lượng và gấp 2,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Ngô: Khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô tháng 2 năm 2024 đạt 2 triệu tấn và 512 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu ngô 2 tháng đầu năm 2024 đạt 2,98 triệu tấn và 762 triệu USD, gấp 2,1 lần về khối lượng và tăng 59,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Hạt điều: Khối lượng và giá trị nhập khẩu hạt điều tháng 2 năm 2024 ước đạt 110 nghìn tấn và 142 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 203 nghìn tấn và 247 triệu USD, giảm 26% về khối lượng và giảm 31,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Cao su: Khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su tháng 2 năm 2024 ước đạt 175 nghìn tấn và 212 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu cao su 2 tháng đầu năm 2024 đạt 368 nghìn tấn và 464 triệu USD, tăng 47,3% về khối lượng và tăng 43,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Rau quả: Giá trị nhập khẩu mặt rau quả tháng 2 năm 2024 ước đạt 180 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu rau quả 2 tháng đầu năm 2024 đạt 397 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2023.
- Sản phẩm chăn nuôi: Giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi tháng 2 năm 2024 ước đạt 284 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi 2 tháng đầu năm 2024 đạt 561 triệu USD, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, giá trị nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 167 triệu USD, giảm 14,2%; giá trị nhập khẩu của thịt, phụ phẩm dạng thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của động vật đạt 278 triệu USD, tăng 62,8%.
Thủy sản: Giá trị nhập khẩu thủy sản tháng 2 năm 2024 ước đạt 210 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2024 đạt 456 triệu USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2023.
- Gỗ và sản phẩm gỗ: Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 2 năm 2024 ước đạt 135 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 2 tháng đầu năm 2024 đạt 355 triệu USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2023.
- Phân bón các loại: Khối lượng và giá trị nhập khẩu phân bón các loại tháng 2 năm 2024 ước đạt 200 nghìn tấn và 55 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 615 nghìn tấn và 193 triệu USD, tăng 91,3% về khối lượng và tăng 55,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
- Thức ăn gia súc và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu tháng 2 năm 2024 ước đạt 480 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 905 triệu USD, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu: Giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu tháng 2 năm 2024 ước đạt 45 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật và nguyên liệu 2 tháng đầu năm 2024 đạt 109 triệu USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Bảng 8. Các mặt hàng nhập khẩu có giá trị lớn 2 tháng đầu năm 2024
Tăng/giảm so với cùng kỳ năm 2022 (+-%)
Nguồn: Trung tâm chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp - Bộ NN và PTNT
3. Cán cân thương mại nông, lâm, thủy sản
Cán cân thương mại ngành NLTS Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024 ước đạt thặng dư 2,68 tỷ USD, tăng 2,9 lần so với cùng kỳ năm trước. Xét theo nhóm hàng, lâm sản, thủy sản và nông sản là 3 nhóm hàng có cán cân thương mại 2 tháng đầu năm 2024 ở trạng thái thặng dư. Cụ thể, nhóm lâm sản ước đạt thặng dư 2,54 tỷ USD, tăng 66,1% so với cùng kỳ năm 2023; nhóm thủy sản thặng dư 914 triệu USD, tăng 41,6%; và nhóm nông sản thặng dư 613 triệu USD, tăng 511%. Trong khi đó, cán cân thương mại 3 nhóm hàng còn lại ở trạng thái thâm hụt: nhóm đầu vào sản xuất thâm hụt 898 triệu USD, tăng 27,4%; sản phẩm chăn nuôi thâm hụt 484 triệu USD, tăng 26,1%; và muối thâm hụt 6 triệu USD (giảm 8,1%).
Xét theo mặt hàng cụ thể, 5 mặt hàng có thặng dư thương mại ước tính 2 tháng đầu năm 2024 cao nhất gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (thặng dư 2,36 tỷ USD, tăng 67,5%); cà phê (thặng dư 1,36 tỷ USD, tăng 87,6%); hàng rau quả (thặng dư 574 triệu USD, tăng gấp 2 lần; gạo (thặng dư 490 triệu USD, tăng 48,3%); hạt điều (thặng dư 348 triệu USD, tăng gấp 47 lần).
Năm (5) mặt hàng có thâm hụt thương mại ước tính 2 tháng đầu năm 2024 cao nhất gồm: thức ăn gia súc và nguyên liệu (thâm hụt 750 triệu USD, tăng 21,2%); ngô (thâm hụt 741 triệu USD, tăng 57,8%); bông các loại (thâm hụt 517 triệu USD, tăng 45,1%); lúa mì (thâm hụt 476 triệu USD, tăng 2,1 lần); chế phẩm từ sản phẩm trồng trọt (thâm hụt 430 triệu USD, giảm 2,7%).
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT