Đó cũng chính là mục tiêu mà chiến dịch "#Thank you, Vietnam!" hướng đến. Khởi nguồn từ những hành động nhỏ trong cuộc sống, Vinaphone ấp ủ sẽ vẽ lên câu chuyện mang tên "1 triệu lời cảm ơn".
Cảm động trước câu chuyện người mẹ kiệt sức nuôi 10 con để đến năm 80 tuổi lại bị ruồng bỏ
Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá!
Các cụ nói chẳng sai, 1 mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại chẳng thể nuôi nổi 1 mẹ. (Ảnh minh họa)
Chồng mất sớm, để lại cho bà một nách 10 người con. Người ta, ai nhìn vào hoàn cảnh của bà cũng thấy ái ngại. Trong nhà tài sản chẳng có gì, cái nghèo, cái đói đang thường trực vây quanh. Mọi người lo lắng rồi không biết mẹ con bà sẽ sống ra sao trong cái thời buổi khốn khó này. Có người khuyên bà nên đi bước nữa, biết đâu có thêm đàn ông trong nhà, bà sẽ bớt đi một phần gánh nặng. Cũng có người mach nước hay là bà cho bớt vài đứa con đi ở. Chúng sẽ vừa kiếm được tiền nuôi thân mà bà cũng bớt khổ. Nhưng cả hai phương án trên đều bị bà quả quyết bỏ qua.
Bà nhất định không tái giá nữa. Bà muốn giữ trọn đạo phu thê với người chồng quá cố. Còn về chuyện cho con đi ư? Chỉ trừ khi bà chết đi. Còn nếu bà vẫn sống, bà sẽ giữ chặt con bên mình, kể cả chỉ ăn rau, húp cháo loãng cũng không bao giờ bà để con phải đi làm kẻ hầu người hạ cho gia đình khác. Mười đứa con chính là tài sản quý giá nhất mà bà có, là những kỉ niệm đẹp nhất của bà và chồng bà. Bà chẳng có lộc về tiền tài thì bà có lộc về đường con cái. Bà luôn tin, rồi con cái bà sau này sẽ làm bà mát mặt.
Bà làm quần quật từ sáng sớm đến tối mịt để chạy ăn từng bữa cho các con. Các con bà lại cứ cách nhau 1 năm 1 nên lớn không lớn hẳn, nhỏ không nhỏ hẳn. Đứa lớn chỉ có thể giúp bà bằng cách trông các em bên dưới để bà yên tâm đi làm mà thôi. Đồng lương làm được ngày nào, bà đổ dồn hết vào tiền mua gạo, mua thức ăn. Nói thức ăn nghe cho có chứ chỉ có vài con cá khô, ít tép nhỏ, lạc rang. Có hôm, bới cơm cho các con ăn xong, quay ra nhìn nồi cơm đến chút cháy cũng chẳng còn mà bà không bao giờ kêu khổ. Bà chỉ cần các con bà được ăn no là đủ rồi.
Chồng mất sớm, để lại cho bà một nách 10 người con. (Ảnh minh họa)
Ban đêm, bà lại chẳng nghỉ, đặt lưng một chút cho đỡ mỏi rồi bà lại hì hục dậy đi xay đậu thuê cho nhà hàng xóm để họ làm đậu bán sớm. Bà chẳng nề hà bất cứ một việc gì, ngay cả là bốc vác, những công việc nặng nhọc của đàn ông. Miễn sao, bà lo đủ được cho các con mình. Thậm chí có lúc đói đến hoa mày chóng mặt, bà cũng dám mua lấy một củ khoai, chỉ uống nước lã cầm hơi còn mang tiền về mua thức ăn nuôi con. Nhìn bà vất vả, khổ cực như thế, ai cũng mong rồi sau này khi lớn, con cái bà sẽ hết lòng báo hiếu, rồi bà chẳng có sức mà hưởng. Thế mà...
Các con bà rồi cũng khôn lớn, trưởng thành. Đứa nào cũng đã có công việc ổn định. Vài người con cũng đã lập gia đình. Bà cũng đã già yếu lắm ở cái tuổi 80, bởi bao tháng năm lăn lộn, sự vất vả đã vắt kiệt sức lực của bà. Cứ tưởng đây là lúc bà sống để được hưởng phúc thì nào ngờ.
- Anh là lớn, anh phải nuôi mẹ là đúng rồi. Sao lại đùn đẩy trách nhiệm cho chúng em.
- Tôi là lớn nhưng đã có gia đình. Tôi còn phải lo cho vợ, cho con tôi. Các cô các chú chưa lập gia đình thì chăm sóc bà đi. Nếu không thì góp tiền vào đây để thuê người chăm sóc bà.
- Anh chị tưởng tiền là vỏ hến hay sao mà cứ thích bỏ ra là bỏ ra được. Cũng phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới kiếm được đấy chứ.
Bà nằm trong buồng, nghe con cái cãi nhau về chuyện nuôi mình mà nước mắt cứ thế tuôn rơi. Thật sự trong giấc mơ, bà cũng vẫn luôn mơ thấy gia đình con cái vui vầy, hòa thuận, đầm ấm. Thế mà giờ đây... Bà ngẫm mà sao thấy đắng cay quá! Bà đã dành trọn hết cuộc đời mình, hy sinh nhưng niềm vui riêng của bản thân, nhịn ăn, nhịn mặc để dành cho con tất cả những gì mình có. Thế mà bây giờ, con cái bà lại trả ơn bà bằng những câu cãi vã nhau hàng ngày. Các cụ nói chẳng sai, 1 mẹ nuôi được 10 con nhưng 10 con lại chẳng thể nuôi nổi 1 mẹ.
Không muốn con cái cãi vã nhau, xô xát, đánh chửi nhau, bà lẳng lặng dọn về mái nhà tranh cũ khi xưa sống một mình. Con cái bà biết chuyện cũng chẳng hề ngăn cản. Thậm chí chúng còn:
- Đúng rồi, mẹ về đấy ở cho thoải mái. Rồi hàng ngày chúng con sẽ thay phiên nhau cơm nước đầy đủ cho mẹ.
Bà không nói gì, chỉ lẳng lặng quay đi. Ngồi ở thềm cửa, nhớ về những năm tháng khi xưa, khi những đứa con của bà còn nhỏ, vẫn hay cùng bà ngồi ở thềm cửa này, tíu tít kể chuyện cho bà nghe. Đâu đó giọng cười con trẻ, lời ru ầu ơ vang lên, những giọt nước mắt tí tách rơi xuống. Người ta vẫn thường chẳng nói: Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con đấy ư? Các con bà không biết khi nghe được nỗi lòng này của bà, còn thấy xót xa, có thấy tủi hổ, tội lỗi hay không đây?
Yêu nhau 7 năm chỉ được làm vợ 1 ngày và câu chuyện đọc rơi nước mắt Không ai ngờ được cuộc đời lại trớ trêu đến như vậy, tôi và anh đã đấu tranh suốt 7 năm ròng rã, vậy mà tôi lại cay đắng chịu mất anh chỉ sau ngày cưới có 1 ngày. Tôi đau đớn ôm anh khóc nức nở. (Ảnh minh họa) Tôi có 1 mối tình kéo dài 7 năm, suốt quãng thời gian...
LTS: Hiện nay, ở một số vùng thôn quê, vì hoàn cảnh khó khăn, nhiều bậc cha mẹ phải rời quê hương đi làm ăn xa, giao con cái cho ông bà, người thân chăm sóc.
Mỗi năm, họ chỉ có đôi ba lần về quê. Dịp Tết, họ về quê được vài ngày rồi lại tiếp tục ra đi, bỏ lại khoảng trống cho con cái.
Tác giả Sông Trà cho rằng việc này rõ ràng ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục những đứa trẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết! Tết ùn ùn kéo về, lo mấy ngày Tết cho gia đình, con cái, đến khoảng mùng mười Tết trở đi, nhiều bậc phụ huynh quê tôi lại phải lên đường vào Nam, lên Tây Nguyên buôn bán, làm đủ thứ nghề…
Họ lại rời quê hương, giao con cái cho ông bà, người thân đỡ đần, trông nom chuyện sách vở, học hành.
Sống ở vùng nông thôn ở miền Trung đầy nắng, đầy gió, kinh tế gia đình khó khăn, lại có đến ba đứa con đang tuổi ăn, tuổi học nên vợ chồng anh H đành phải giao nhà, ruộng cho các con, vừa học vừa làm.
Con cái nhờ ông bà ngoại, hàng xóm trông nom giúp, hai vợ chồng vào thành phố Hồ Chí Minh buôn bán nhỏ lẻ, kiếm tiền nuôi con ăn học.
Vào trong đó, hàng tuần, vợ chồng anh gọi điện thoại về nhà hai ba lần, cốt để nhắc nhở, dặn dò các con chuyện học hành, chuyện nhà cửa...
Được cái là ba đứa con của vợ chồng anh đều thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, tuy không có ba mẹ bên cạnh nhưng vẫn chăm ngoan học hành, làm lụng, quét dọn nhà cửa tươm tất, biết tự bảo ban nhau.
Nhưng số các em học sinh có cha mẹ đi làm ăn xa mà được chăm ngoan như ba chị em trong gia đình anh H là rất hiếm.
Hay nói cách khác, phần lớn học sinh, con em ở nhà thiếu vắng cha mẹ, người lớn, có dấu hiệu hư hỏng, sa sút về học tập và đạo đức thấy rất rõ.
Nhiều năm nay làm công tác chủ nhiệm lớp, thầy cô giáo trường chúng tôi khá vất vả, mệt nhọc với số học sinh cá biệt, chưa ngoan mà hầu hết đều thuộc diện có ba mẹ đi làm ăn xa.
Nào cúp cua, nghỉ học, đi hoang, nào chơi bời, gái trai, rượu chè, nào trấn lột, gây gổ bạo lực, đánh nhau... đủ thứ.
Giáo dục, nhắc nhở nhiều lần nhưng các em cũng không chuyển biến gì. Gửi giấy mời về gia đình thì học sinh bảo cha mẹ không có nhà, mãi đến cận Tết nguyên đán mới về.
Giáo viên chủ nhiệm đành bất đắc dĩ chuyển sang mời ông bà nội, ngoại, cô, cậu, dì, thím để trình bày, nhờ cậy vậy.
Học sinh cá biệt khôn lắm, chúng dẫn đến toàn người già yếu, tai thì nghễnh ngãng, nói thì thều thào chẳng ra lời. Họ cũng ừ, cũng gật, cũng hứa hẹn... nhưng kết quả thì chả đi đến đâu.
Dường như học sinh cá biệt, chưa ngoan không còn biết nghe, biết sợ ông bà, cô cậu nữa rồi? Thầy cô buộc phải gọi điện cho cha mẹ, cha mẹ nào cũng bảo chúng tôi sẽ có biện pháp giáo dục cháu.
Cách điều khiển, giáo dục con từ xa e rằng rất khó đạt mục đích. Có nhiều em ở nhà, có mẹ cha theo dõi, hò hét, răn đe, nhắc nhở từng ngày, từng giờ mà chưa ăn ai, hư vẫn hoàn hư.
Con trẻ thời nay, học cái tốt thì lâu, chứ học cái xấu thì nhanh lắm. Và khi đã nhiễm cái xấu rồi thì rất khó từ bỏ.
Ví dụ như Hòa, đang học lớp 11, trước đây khi cha mẹ còn ở nhà thường xuyên được quan tâm, uốn nắn nên em rất hiền ngoan, chăm học, năm nào cũng được nhận phần thưởng.
Song, kể từ dạo cha mẹ đi vào Đắk Lắk
làm ăn buôn bán, ở nhà chỉ có hai anh em, tha hồ tự do, thoả sức làm những việc mình muốn.
Hòa bắt đầu hư hỏng, tụt dốc dần, thường hay cúp cua giờ, rủ rê đám bạn cắm quán. Mới đây, Hòa bị bắt quả tang vì tội trấn lột, ăn cắp xe đạp của bạn để lấy tiền tiêu xài.
Bắt chước anh, đứa em trai của Hòa đang học lớp 7 cũng hư hỏng theo, giờ thì đã bỏ học, đi bụi...
Trước tình hình con cái nguy cấp như vậy, cha mẹ mới vội bàn với nhau, một người ở lại kiếm tiền, còn người kia phải về trông nom con cái, nhà cửa.
Có người mẹ cạnh bên, những tưởng hai ông con sẽ thay đổi theo hướng tích cực, nào ngờ chúng đã quen lối cũ, suốt ngày lêu lổng, quậy phá, nghiện game, mọi lời dạy dỗ bảo ban của cha mẹ chúng bỏ ngoài tai.
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều cha mẹ ở thôn quê buộc phải đi làm ăn xa, để con cái lại nhà là điều không ai mong muốn.
Cha mẹ đi vắng tạo nên một khoảng trống lớn trong ngôi nhà, trong các em.
Nhận thức, suy nghĩ, hành động của con trẻ vốn còn nhiều non nót, bồng bột, dễ dẫn đến sai lầm, dễ bị cái xấu, cái ác lôi kéo, cám dỗ, điều khiển, thành ra lúc nào cũng rất cần có người thân ở bên cạnh để hướng dẫn, giúp đỡ, thậm chí cả ngăn chặn nữa.
Nay nhà thiếu vắng hẳn người thân, người quan trọng, uy tín nhất là cha mẹ, nên nhiều em làm sao giữ nổi mình?
Hư hỏng, sa sút, thậm chí vi phạm pháp luật ở tuổi vị thành niên cứ thế tăng lên, đến mức báo động.
Giữa cái mưu sinh của cả nhà và cái được của con cái, nhiều cha mẹ ở nông thôn chưa biết lựa chọn cái nào.
Đúng là khó thật, nhưng không vì thế mà phó mặc, bỏ đó. Cha, mẹ phải tìm cách tốt nhất để mình luôn là chỗ dựa vững chãi cho con trẻ trong mọi lúc, không thể phó thác tất cả cho thầy cô, nhà trường.
Nên chăng, các bậc phụ huynh tạm biết hi sinh một phần lợi ích về kinh tế để vì con cái, tương lai của chúng, góp phần làm cho môi trường giáo dục cũng như môi trường xã hội được tốt đẹp lên, giảm bớt những bức xúc, lo âu do các hành vi, việc làm tiêu cực của con trẻ gây ra?