Vụ án Vạn Thịnh Phát (hay Đại án Vạn Thịnh Phát), cũng được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gọi là vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, là một vụ bê bối kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) do tỷ phú Trương Mỹ Lan cầm đầu trong hơn 10 năm. Tổng cộng đã có 86 người bị truy tố, và tổng số tiền thiệt hại của vụ án lên tới 677.000 tỷ đồng (tương đương 27 tỷ USD) thông qua việc lừa đảo giải ngân thông qua các hồ sơ cho vay của Ngân hàng SCB lên tới 1 triệu tỷ đồng (tương đương 44 tỷ USD), trở thành một trong các vụ bê bối kinh tế lớn nhất trong lịch sử Việt Nam và vượt qua bê bối 1Malaysia Development Berhad ở Malaysia, trở thành vụ bê bối tham nhũng lớn nhất Đông Nam Á. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, vụ bê bối này có thể là một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử thế giới. Vụ bê bối Vạn Thịnh Phát được phơi bày trong bối cảnh chiến dịch đốt lò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng được đẩy mạnh lên cao nhất khi nhiều cán bộ cấp cao và kể cả Chủ tịch nước đều có liên quan. Trước khi Trương Mỹ Lan bị bắt giữ, nhiều Chủ tịch Tập đoàn lớn ở Việt Nam cũng đã bị tạm giam và khởi tố hình sự. Trong quá trình bê bối được phát hiện và nhiều cá nhân bị bắt giữ, nhiều cuộc biểu tình, căng băng rôn phản đối, đòi quyền lợi của người dân cũng đã được diễn ra trước các trụ sở, chi nhánh của Ngân hàng SCB.
Xử lý các đối tượng bỏ trốn trong vụ Vạn Thịnh Phát như thế nào?
Về xử lý các đối tượng bỏ trốn, bị truy nã trong vụ Vạn Thịnh Phát, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho rằng, chủ trương xử lý các đối tượng bỏ trốn, truy nã được Ban Chỉ đạo chỉ đạo nhất quán và pháp luật Việt Nam cũng đã có quy định.
"Với các đối tượng là người Việt, quốc tịch Việt Nam, có đủ căn cứ chứng minh rằng đã phạm tội, đủ căn cứ điều kiện để đưa ra xét xử thì tiếp tục quyết định xét xử vắng mặt.
Đây là chủ trương thống nhất, không chỉ riêng với vụ án này, mà nhất quán với các vụ án", Phó trưởng Ban Nội chính Nguyễn Văn Yên nêu rõ.
Đồng thời cho biết thêm, để cụ thể chủ trương và quy định của luật, dưới sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo, các cơ quan đang tích cực xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện thống nhất, nhưng cần phải có thời gian. Cơ chế này đang được nghiên cứu, tổng kết đánh giá và có thể sẽ rút ra những cơ chế như án lệ để sau này có vụ tương tự có thể xét xử./.
Tên đầy đủ: CTCP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
Tên tiếng Anh: Van Thinh Phat Holdings Group Corporation
Tên viết tắt:VTP HOLDINGS GROUP
Địa chỉ: Số 193-203 - Đường Trần Hưng Đạo - P. Cô Giang - Q. 1 - Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Nhóm ngành: Xây dựng và Bất động sản
Trạng thái: Công ty đang hoạt động
- Kinh doanh nhà hàng khách sạn và đầu tư phát triển bất động sản.
- Phát triển hạ tầng giao thông, dịch vụ tài chính, nông nghiệp, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục, du lịch.
- Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group) - tiền thân là Công ty tư doanh Vạn Thịnh Phát được thành lập năm 1991 do Chủ tịch Tập đoàn Bà Trương Mỹ Lan sáng lập. Vào năm 1992, ngay sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và cải cách kinh tế, công ty đã chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.
1. Kỳ kế toán cho năm CPH được tính từ ngày thành lập công ty.2. F P/E: Tính toán dựa trên số liệu lợi nhuận kế hoạch do DN công bố3. Đồ thị giá 3 tháng/6 tháng/12 tháng được vẽ bằng dữ liệu điều chỉnh.
NHÓM LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG THI HÀNH CÔNG VỤ
64. NGUYỄN VĂN HƯNG (cựu Phó Chánh Thanh tra phụ trách Cơ quan thanh tra, Giám sát ngân hàng, NHNN) 11 năm tù.
65. NGUYỄN THỊ PHỤNG (cựu Phó Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan thanh tra, Giám sát ngân hàng, NHNN) 4 năm tù.
66. BÙI TUẤN KHOA (cựu Phó Cục trưởng Cục Thanh tra, Giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan thanh tra, Giám sát ngân hàng, NHNN) 3 năm tù.
67. VƯƠNG ĐỖ ANH TUẤN (cựu Trưởng phòng thanh tra, Cục Thanh tra, Giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan thanh tra, Giám sát ngân hàng, NHNN) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
68. TRẦN VĂN TUẤN (cựu thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ) 3 năm tù.
69. LÊ THANH HÀ (cựu Phó Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, nguyên trưởng phòng Phòng kiểm toán ngân hàng 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII) 3 năm tù.
70. NGUYỄN VĂN THÙY (cựu Phó Trưởng ban kiểm tra, giám sát nội bộ ngân hàng, cựu Phó Trưởng ban giám sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) 3 năm tù.
71. NGUYỄN TUẤN ANH (cựu công chức Vụ Thanh tra, Giám sát các tổ chức tín dụng trong nước (Vụ I), Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng, NHNN) 3 năm tù.
72. VŨ KHÁNH LINH (cựu Phó Trưởng phòng thanh tra ngân hàng thương mại cổ phần, Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II), Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, NHNN) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
73. TRƯƠNG VIỆT HƯNG (cựu thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ) 3 năm tù.
74. NGUYỄN DUY PHƯƠNG (cựu thanh tra viên Vụ Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II), Thanh tra Chính phủ) 2 năm tù.
75. NGUYỄN VĂN DŨNG (cựu Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) 11 năm tù.
76. NGUYỄN THỊ PHI LOAN (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) 4 năm tù.
77. VÕ VĂN THUẦN (cựu Phó Chánh thanh tra, Giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) 7 năm tù.
78. PHAN TẤN TRUNG (cựu Phó Chánh thanh tra, Giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM) 7 năm tù.
79. NGUYỄN TÍN (cựu thanh tra viên, Phó Trưởng phòng thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra giám sát Ngân hàng TP.HCM (Cục II cũ) thuộc Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước) 3 năm tù.
Giải ngân trước, hợp thức hóa sau
Mỗi khi cần rút tiền, Trương Mỹ Lan chỉ đạo cán bộ ở SCB và đồng phạm tạo lập hồ sơ, phương án vay vốn khống để hợp thức; đưa các cá nhân được thuê/nhờ đứng tên khoản vay, đứng tên tài sản, đại diện công ty “ma” đến ký vào hồ sơ vay vốn khống, hồ sơ thế chấp, hầu hết là ký vào các tờ giấy trắng đã được đánh dấu sẵn vị trí cần ký.
Các đại diện pháp nhân và cá nhân đứng tên khoản vay đều không được thụ hưởng và sử dụng tiền, không biết mình vay và nợ SCB số tiền đặc biệt lớn; những người đứng tên tài sản đều xác nhận không phải tài sản của họ.
Hầu hết các khoản vay của Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được giải ngân trước và thực hiện hợp thức sau.
Trên hồ sơ các khoản vay thể hiện thời điểm giải ngân cùng thời điểm ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, nhưng thực tế việc rút tiền tại Ngân hàng SCB đã được thực hiện trước khi hợp đồng tín dụng, thủ tục thế chấp tài sản được hoàn thiện, hợp thức.
Trong 1.284 khoản vay thuộc trách nhiệm của Trương Mỹ Lan còn dư nợ, có 684 khoản vay với dư nợ 382.876 tỷ đồng chưa có thủ tục thế chấp khi giải ngân, số còn lại tài sản bảo đảm chủ yếu là cổ phần, quyền tài sản. Đặc biệt, có 201 khoản vay với dư nợ 11.686 tỷ đồng có hồ sơ vay vốn không có phê duyệt của cấp có thẩm quyền tại SCB.