Tín phiếu và trái phiếu là khái niệm rất quen thuộc với nhà đầu tư. Bài viết dưới đây Vietcap sẽ làm rõ khái niệm về tín phiếu, rủi ro, tính thanh khoản và sự khác biệt giữa hai loại tín phiếu và trái phiếu.
Phân biệt tín phiếu và trái phiếu
Điểm khác biệt giữa trái phiếu và tín phiếu là gì? Dưới đây là một số so sánh nhà đầu tư có thể tham khảo:
Các điểm khác nhau giữa trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp
Cách thức phát hành tín phiếu ra thị trường
Tín phiếu được phát hành thông qua hai cách thức chính là đấu thầu và phát hành bắt buộc. Dưới đây là thông tin chi tiết:
Ngân hàng Nhà nước thực hiện phát hành tín phiếu theo hình thức đấu thầu từng lô. Các thông tin về đợt phát hành sẽ được gửi đến các thành viên đấu thầu thông qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Sau khi các thành viên đăng ký tham gia, Kho bạc Nhà nước tiến hành xác định mức lãi suất áp dụng cho từng mã tín phiếu. Thành viên trúng thầu sẽ nhận tín phiếu thông qua nghiệp vụ ghi sổ.
Dựa vào diễn biến của thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng phương thức phát hành tín phiếu bắt buộc đối với các tổ chức tín dụng. Trong trường hợp này, các tổ chức tín dụng phải mua tín phiếu theo quyết định từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Tín phiếu khác trái phiếu như thế nào?
Rất nhiều bạn đọc băn khoăn khi tìm ra điểm khác biệt giữa hai công cụ tài chính là tín phiếu và trái phiếu. Điểm chung cả hai đều là các công cụ chứng nhận nợ và quy định nghĩa vụ và trách nhiệm trả nợ của tổ chức phát hành. Điểm khác nhau giữa hai hình thức này như sau:
Với nhiều thông tin bổ ích trong bài viết, Anfin hy vọng bạn đã hiểu rõ bản chất tín phiếu là gì, đơn vị phát hành và mua tín phiếu cũng như những quy định pháp lý liên quan. Ngoài hình thức đầu tư này, nếu đang tìm kiếm những kênh bỏ vốn và sinh lời an toàn, bạn có thể lựa chọn cổ phiếu, chứng chỉ quỹ thông qua ứng dụng tài chính Anfin. Hơn hẳn một app đầu tư, Anfin định hướng là một cộng đồng mở dành cho tất cả mọi người, vừa chia sẻ thông tin vừa nâng cao kiến thức và hiểu biết về đầu tư bền vững. Tải app ngay hôm nay nhé.
Công thức xác định giá bán tín phiếu
Giá bán của 1 tín phiếu khi phát hành lần đầu hoặc phát hành bổ sung được tính theo công thức sau:
Ưu điểm và hạn chế của tín phiếu
Nhà đầu tư có thể cân nhắc giữa những ưu điểm và nhược điểm sau của tín phiếu để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
- Độ an toàn cao: Tín phiếu được đảm bảo bởi sự tín nhiệm và tín dụng của Chính phủ.
- Mức đầu tư tối thiểu thấp (100.000 đồng), do đó nhiều nhà đầu tư có thể tiếp cận được.
- Tín phiếu có thể được mua, bán, trao đổi, chuyển nhượng trên thị trường.
- Ở một số nước, thu nhập từ tín phiếu có thể được miễn thuế.
- Nguồn lợi nhuận mang lại thường thấp hơn so với các công cụ tài chính khác như cổ phiếu, trái phiếu,...
- Lợi nhuận của tín phiếu chỉ được ghi nhận khi đến kỳ đáo hạn, điều này có thể khiến tỷ giá tín phiếu trở nên kém hấp dẫn trong bối cảnh lạm phát tiếp tục tăng cao, đồng tiền mất giá nhanh.
- Tín phiếu có thể làm kìm hãm dòng tiền của các nhà đầu tư muốn tìm kiếm một thu nhập ổn định.
Các loại tín phiếu Việt Nam hiện nay
Hiện nay, đây là giấy tờ có giá đặc biệt được phát hành bởi 2 cơ quan đặc biệt uy tín tại Việt Nam: Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước:
Tín phiếu kho bạc là loại tín phiếu Chính phủ được phát hành bởi Kho bạc Nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngân sách trong ngắn hạn; ổn định, phát triển thị trường tài chính; điều hành chính sách tiền tệ.
Tín phiếu Ngân hàng Trung ương (hay tín phiếu Ngân hàng Nhà nước) là loại tín phiếu được Ngân hàng nhà nước phát hành nhằm thực thi các nhiệm vụ kinh tế vĩ mô.
Tín phiếu chính phủ được phát hành nhằm hỗ trợ ngân sách nhà nước
Do đặc trưng nhằm thực thi chính sách tiền tệ, đáp ứng nhu cầu ngân sách nên các loại tín phiếu hiện nay tại Việt Nam thường được phát hành đến hệ thống các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại.
So sánh tín phiếu kho bạc và tín phiếu ngân hàng nhà nước
Bên cạnh việc thắc mắc tín phiếu là gì, nhiều nhà đầu tư còn hay nhầm lẫn giữa tín phiếu kho bạc và tín phiếu ngân hàng Nhà nước. Bảng so sánh sau sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn hai khái niệm này.
- Đấu thầu qua Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước
- Phát hành trực tiếp cho Ngân hàng nhà nước theo quy định do Bộ Tài Chính đưa ra.
- Phát hành bằng phương thức đấu thầu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về đấu thầu nghiệp vụ mở.
- Phát hành theo phương thức bắt buộc: Đây là phương thức phát hành được đưa ra căn cứ vào tình hình thực tế và mục tiêu về chính sách tiền tệ. Chính phủ có thể quyết định mua lại tín phiếu trước thời hạn đối với tín phiếu được phát hành bằng phương thức này.
Có 3 mốc kỳ hạn thường gặp là 13 tuần, 26 tuần và 52 tuần
Các loại kỳ hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài Chính quyết định nhưng không được vượt mốc 52 tuần.
- Đối với tín phiếu được phát hành theo phương thức đấu thầu: Bộ Tài chính sẽ quy định khung lãi suất trong từng phiên giao dịch, Kho bạc Nhà nước sẽ dựa vào khung đó để quyết định lãi suất cho từng phiên đấu thầu.
- Đối với tín phiếu được phát hành trực tiếp: Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước sẽ thỏa thuận để đưa ra mức lãi suất.
- Tổ chức mua tín phiếu phải thanh toán tiền mua cho Ngân hàng Nhà nước vào đúng ngày quy định.
- Khi đến ngày hết hạn, Ngân hàng Nhà nước phải thanh toán bằng mệnh giá cho tổ chức tín dụng. Nếu ngày đến hạn là chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ, việc thanh toán được dời đến ngày làm việc kế tiếp.
- Tín phiếu được phát hành theo phương thức đấu thầu được lưu ký theo quy định về lưu ký trái phiếu Chính phủ.
- Tín phiếu được phát hành trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước được lưu ký tại Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD)
Có nên đầu tư vào tín phiếu?
Với đặc điểm là một công cụ điều tiết chính sách tiền tệ linh hoạt, lãi suất của tín phiếu thường không cao so với một số giấy tờ có giá khác: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi,... Tuy nhiên, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn trên thị trường mở vẫn luôn được sử dụng linh hoạt để đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhất cho hệ thống tổ chức tín dụng. Đồng thời, lãi suất này cũng đảm bảo lượng cung tiền bổ sung ra thị trường không tăng quá nhanh, hạn chế lạm phát nhưng vẫn có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế.
Xem thêm: Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất hiện nay? Thông tin mới
Lãi suất tín phiếu không quá cao để đáp ứng nhiều mục tiêu
Dù lãi suất không cao nhưng đây vẫn là một sản phẩm không thể thiếu trong danh mục đầu tư của các ngân hàng và tổ chức tín dụng hiện nay bởi:
Sự an toàn: Tín phiếu được phát hành dựa trên uy tín của tổ chức phát hành. Tại Việt Nam, chỉ có Ngân hàng Nhà nước và Kho bạc nhà nước đại diện cho Chính phủ phát hành giấy tờ có giá này. Đây là 2 đối tượng phát hành có chỉ số uy tín cao. Vì vậy, giấy tờ phát hành bởi các tổ chức này cũng được đánh giá cao về sự an toàn và khả năng thanh toán đầy đủ khi đến hạn.
Tính thanh khoản cao: Khi cần hỗ trợ tài chính, các tổ chức có thể dùng các giấy tờ này để chiết khấu hoặc vay tiền. Là một giấy tờ có giá có độ an toàn cao, hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn trên nghiệp vụ thị trường mở được tổ chức đặc biệt hiệu quả và được đơn vị phát hành hỗ trợ nhanh chóng.
Hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển bền vững của hệ thống và nền kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn. Bạn dễ dàng nhận thấy thông qua hoạt động thị trường mở, Ngân hàng Nhà nước tác động nhanh chóng và sâu rộng vào toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tiếp đó, tác động này tiếp tục được lan truyền đến các chủ thể trong nền kinh tế, đứng đầu là các doanh nghiệp.
Dù lãi suất không cao nhưng đây là công cụ quan trọng trong chính sách tiền tệ, được Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, khi đầu tư vào giấy tờ có giá này, các tổ chức cũng nhận được sự an toàn và tính thanh toàn rất cao, đảm bảo hỗ trợ tốt cho tình hình tài chính của tổ chức bất kỳ thời điểm nào. Ngoài ra, nền kinh tế phát triển cũng là tiền đề quan trọng để hệ thống các tổ chức tín dụng và tài chính có cơ hội hoạt động ổn định và phát triển bền vững hơn. Vì vậy, các tổ chức nên đầu tư vào giấy tờ có giá này.