– Cá nhân, pháp nhân ủy quyền có quyền, nghĩa vụ theo quy định của PL
Mục đích của tiếp xúc khách hàng
– Tìm hiểu khách hàng, nội dung vụ việc
– Tìm hiểu yêu cầu tư vấn của khách hàng
– Thỏa thuận, ký Hợp đồng tư vấn
Quy trình tư vấn pháp luật bằng văn bản
– B1: Tiếp xúc, tìm hiểu yêu cầu của khách hàng
– B2: Yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan
– B3: Nghiên cứu hồ sơ, tra cứu văn bản pháp luật, xây dựng ý tưởng
– B5: Rà soát văn bản, gửi văn bản cho khách hàng
Các bước tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn
– Bước 1: Chuẩn bị về chuyên môn (chuyên gia trong lĩnh vực khách hàng muốn tư vấn), về điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện tư vấn
+ tạo môi trường giao tiếp thân thiện, nhiệt tình
+ tìm hiểu thông tin khách hàng
+ nghe khách hàng trình bày nội dung vụ việc và hỏi rõ những tình tiết cần thiết
+ yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu có liên quan
+ tóm tắt nội dung vụ việc và chốt lại yêu cầu tư vấn của khách hàng
– Bước 3: Ký kết Hợp đồng tư vấn PL
Nguyên tắc và yêu cầu cơ bản của hoạt động tư vấn PL
– Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
– Nguyên tắc tránh xung đột lợi ích: không nhận tư vấn cho 2 bên đang tranh chấp nhau
– Nguyên tắc trung thực, khách quan: cả về chuyên môn (chỉ nhận tư vấn khi có chuyên môn vững vàng về lĩnh vực đó, tránh nhận “bừa” rồi phán “bừa”) và về tài chính (chi phí, thù lao rõ ràng)
– Nguyên tắc bảo mật thông tin về vụ việc của khách hàng
– Nguyên tắc bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng, chịu trách nhiệm trước PL về nội dung tư vấn
+ có bản lĩnh chính trị: dám bảo vệ luật pháp, bảo vệ lẽ phải đến cùng, không bị khuất phục bởi đe dọa, cường quyền, tiền bạc
+ nội dung tư vấn phải cụ thể, rõ ràng
+ đảm bảo nhanh chóng, kịp thời: VD ngay khi thấy đối tượng phạm tội có biểu hiện tẩu tán tài sản, cần tư vấn để thân chủ yêu cầu cơ quan chức năng kịp thời phong tỏa tài sản
+ tôn trọng sự tự quyết của khách hàng: trường hợp có nhiều phương án để giải quyết vụ việc
Tầm quan trọng của tiếp xúc khách hàng
– Tạo ấn tượng tốt đẹp với khách hàng, tạo niềm tin với khách hàng, để đạt được mục đích của giai đoạn này là ký được Hợp đồng tư vấn
Vấn đề 5: Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng
– Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng là việc cá nhân, pháp nhân này thực hiện quyền, nghĩa vụ ngoài tố tụng của cá nhân, pháp nhân khác thông qua giao dịch ủy quyền theo quy định của PL.
Chú ý: phân biệt với đại diện trong tố tụng là thực hiện quyền, nghĩa vụ cho khách hàng theo quy định của các luật tố tụng. So với đại diện ngoài tố tụng thì PL về (trong) tố tụng quy định về đại diện đầy đủ hơn, chặt chẽ hơn. Đại diện trong và ngoài tố tụng thường có sự liên thông với nhau, và thực tế thường khách hàng ủy quyền cả trong tố tụng và ngoài tố tụng.
Như vậy khi thực hiện đại diện ngoài tố tụng, tức là đã có sự chuyển dịch quyền và nghĩa vụ của chủ thể sang người được ủy quyền.
Chú ý: sau khi Luật dân sự 2015 có hiệu lực, thì không chỉ cá nhân mà pháp nhân cũng được ủy quyền.
– Các trường hợp phát sinh nhu cầu đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng:
+ khách hàng không am hiểu về lĩnh vực mà họ có quyền, nghĩa vụ cần phải thực hiện: đây là trường hợp phổ biến nhất trong thực tế
+ khách hàng có trở ngại về thể chất, sức khỏe, tâm lý khi tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ: như đang bị đau ốm, bệnh tật, hoặc vì tâm lý “ngại xuất hiện”, ngại tiếp xúc với chính quyền
+ khách hàng có trở ngại về thời gian, không gian khi tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ: như do điều kiện công tác không có thời gian, hoặc vụ việc diễn ra ở địa phương khác với nơi cư trú
+ nhiều khách hàng có quyền, nghĩa vụ tương tự cần phải thực hiện với 1 cá nhân, pháp nhân khác: VD tất cả nhân sự công ty ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho bộ phận kế toán; Luật khiếu nại quy định khi khiếu nại đông người thì bắt buộc phải có người đại diện
+ giao dịch ủy quyền ngoài tố tụng cần được xác lập để bảo đảm thực hiện 1 giao dịch khác với khách hàng: ví dụ A chưa đủ 18 tuổi, muốn mua ngôi nhà của B (đã đủ 18 tuổi) và thực tế đã trả tiền cho B, tuy nhiên A chưa đủ điều kiện để ký hợp đồng với B, khi đó B thực hiện ủy quyền cho A toàn quyền định đoạt (mua bán, tặng cho) ngôi nhà đó để đến khi A đủ 18 tuổi sẽ thực hiện quyền của mình
Điều kiện để thực hiện hoạt động tư vấn
– Là quy định đặt ra đối với các tổ chức có chức năng tư vấn, gồm Văn phòng luật sư, Trung tâm tư vấn PL, Trung tâm hỗ trợ pháp lý, theo đó thì các thành viên của các tổ chức này phải đảm bảo:
+ là công dân VN, trung thành với tổ quốc
+ có thời gian công tác PL ít nhất 5 năm
+ không phải là cán bộ, công chức
Vai trò của hoạt động tư vấn
– Góp phần vào việc phổ biến, giáo dục PL, định hướng hành vi ứng xử cho khách hàng trong khuôn khổ PL và đạo đức XH
– Góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan tố tụng, tránh được sự quá tải cho các cơ quan xét xử
– Góp phần hoàn thiện hệ thống PL, hoàn thiện hoạt động của các cơ quan NN.
– Căn cứ vào tính chất của hoạt động tư vấn:
+ tư vấn thường xuyên: như ký hợp đồng tư vấn dài hạn cho khách hàng
+ tư vấn chính thức: là tư vấn của những người được NN công nhận, như luật sư, trợ giúp viên pháp lý
+ tư vấn không chính thức: là tư vấn của những người (có thể) có hiểu biết PL nhưng không được PL công nhận
+ tư vấn của tư vấn viên pháp luật
+ tư vấn của trợ giúp viên pháp lý
+ tư vấn cho khách hàng tổ chức
+ tư vấn cho khách hàng cá nhân
– Căn cứ vào tính chất vụ việc:
+ tư vấn đơn giản: như cung cấp văn bản PL
+ tư vấn phức tạp: nhiều lĩnh vực trong 1 vụ việc
Mục đích của Hợp đồng tư vấn PL
– Hợp đồng tư vấn PL là cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động tư vấn PL
– Hợp đồng tư vấn PL là cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên
– Tư vấn PL theo giờ: Phiếu yêu cầu tư vấn
Chú ý: mặc dù ghi là Phiếu nhưng đây vẫn là 1 loại hợp đồng
– Tư vấn PL theo vụ việc: Hợp đồng tư vấn PL theo vụ việc
– Tư vấn PL thường xuyên: Hợp đồng tư vấn PL thường xuyên. Chủ yếu khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp
Yêu cầu đối với tư vấn pháp luật bằng văn bản
– Trường hợp Văn bản cho ý kiến pháp lý về vụ việc: gồm 3 phần
+ Phần mở đầu: lý do, yêu cầu của khách hàng, chuyên gia
+ Phần nội dung: tóm tắt, đánh giá, định hướng giải quyết
+ Phần kết luận: chốt lại vấn đề, chữ ký của người đại diện PL của tổ chức hành nghề tư vấn PL
– Trường hợp Bảng trả lời câu hỏi: lập bảng với các thông tin:
– Trường hợp Văn bản tư vấn là Bản thẩm định, đánh giá, cho ý kiến pháp lý đối với vụ việc: hình thức văn bản cần có 3 phần là Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết thúc
– Trường hợp Văn bản tư vấn là Bảng trả lời câu hỏi: hình thức: kẻ bảng chia ô
Giảng viên: thầy Nguyễn Đăng Nghị (luật sư)
Giảng viên: thầy Vũ Văn Cương (Giám đốc TT Tư vấn PL-ĐH Luật HN)
Kỹ năng đàm phán, soạn thảo, ký kết Hợp đồng tư vấn PL
– Có kỹ năng trong giao tiếp, thương lượng
– Nguyên tắc: hài hòa lợi ích của các bên
+ theo độ phức tạp của vụ việc: chú ý nêu bật lợi ích của khách hàng đạt được khi ký Hợp đồng tư vấn
Lưu ý: chi phí có thuế GTGT hay không?
b. Kỹ năng soạn thảo hợp đồng tư vấn
– Có thể áp dụng theo Thông tư 01/2011 quy định về thể thức trình bày các loại văn bản hành chính thông dụng
c. Kỹ năng ký kết hợp đồng tư vấn
– Lưu ý thẩm quyền người ký kết hợp đồng: phải là người đại diện theo PL, hoặc người được ủy quyền hợp pháp
– Số bản của Hợp đồng: tùy theo khách hàng yêu cầu, ít nhất 2 bản
– Lưu ý về khả năng thanh toán của khách hàng. VD khách hàng nhờ tư vấn về phá sản
Giảng viên: cô Đỗ Ngân Bình (TS)