Phương Án Phòng Chống Thiên Tai Bão Lũ

Phương Án Phòng Chống Thiên Tai Bão Lũ

Rừng tự nhiên, rừng phòng hộ có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, giảm thiểu các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và thiên tai do nước gây ra. Việc duy trì, bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước phù hợp cho từng lưu vực sông, vùng, khu vực trong khi vẫn đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân sống phụ  thuộc vào rừng cần phải được triển khai thực hiện.

Sửa đổi quy định về giải pháp phòng, chống lũ

Cụ thể, Quyết định số 429/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 3 mục V Điều 1 Quyết định số 257/QĐ-TTg về một trong các giải pháp phòng, chống lũ là sử dụng bãi sông. Theo quy định mới:

- Các khu vực dân cư hiện có nằm ngoài bãi sông:

+ Di dời các hộ dân vi phạm pháp luật về đê điều hoặc nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực đang bị sạt lở nguy hiểm.

+ Từng bước thực hiện di dời các khu dân cư ở khu vực lòng sông co hẹp, nguy cơ mất an toàn khi có lũ lớn (chi tiết tại Phụ lục II).

+ Rà soát, có kế hoạch từng bước di dời các hộ dân không nằm trong khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ.

+ Các khu vực dân cư tập trung hiện có tại Phụ lục III được tồn tại, bảo vệ: được cải tạo, xây dựng mới công trình, nhà ở theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất; được sử dụng thêm một phần bãi sông để bố trí mặt bằng tái định cư cho các hộ dân nằm rải rác gần khu vực với diện tích không vượt quá 5% diện tích khu dân cư hiện có. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình, nhà ở trong khu vực dân cư tập trung hiện có theo quy định tại Điều 27 Luật Đê điều, Ủy ban nhân dân các cấp ở địa phương và các hộ dân phải có phương án chủ động đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra lũ lớn.

Đối với các khu dân cư hiện có chưa có tại Phụ lục III: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xác định cụ thể vị trí, diện tích các khu vực dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ để đưa vào Quy hoạch tỉnh và chịu trách nhiệm về số liệu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

(i) Khu phố cổ, làng cổ theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đê điều.

(ii) Diện tích < 5ha="" và="" có="" từ="" 400="" người="" (hoặc="" 100="" hộ)="" trở="">

(iii) Diện tích > 5ha và có mật độ dân cư từ 80 người/ha (20 hộ/1 ha) trở lên, trong đó không được quy đổi khu vực có mật độ dân cư cao bù cho khu vực có mật độ dân cư thấp.

(iv) Có cao độ nền tự nhiên khu dân cư cao hơn mực nước lũ thiết kế đê.

- Các bãi Tầm Xá - Xuân Canh và Long Biên - Cự Khối thuộc khu vực đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đã có trong quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được cấp thẩm quyền phê duyệt, được quy hoạch xây dựng đô thị về phía tuyến đê hiện tại (chi tiết theo Phụ lục IV). Trong đó diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không vượt quá 15% diện tích bãi sông, phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có.

- Các bãi sông được nghiên cứu xây dựng:

+ Các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới theo quy định tại khoản 3, Điều 26 Luật Đê điều chỉ được xem xét đối với một số khu vực mà chiều rộng bãi sông (khoảng cách từ chân đê đến mép bờ của sông) lớn hơn 500 m, vận tốc dòng chảy trên bãi tương ứng với lũ thiết kế nhỏ hơn 0,2 m/s (chi tiết các bãi sông theo Phụ lục V). Trong đó diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và các hoạt động tôn cao bãi sông không được vượt quá 5% diện tích bãi sông; phần diện tích bãi sông còn lại được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội bao gồm cả xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình công cộng nhưng không làm tôn cao bãi sông hiện có.

+ Trường hợp điều chỉnh tăng tỷ lệ diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới trên 01 bãi sông vượt quá 5%, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức tính toán đảm bảo thoát lũ, an toàn đê điều và công trình, nhà ở trên bãi sông khi có lũ, đồng thời phải đảm bảo tổng diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới trên 01 tuyến sông thuộc tỉnh (bao gồm cả hai bên bờ sông thuộc tỉnh, nếu có) không vượt quá 5% tổng diện tích bãi sông quy định tại Phụ lục V; đồng thời xác định cụ thể vị trí, diện tích xây dựng công trình, nhà ở mới và đưa vào phương án phòng chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong Quy hoạch tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Các khu vực bãi sông còn lại: Được sử dụng cho các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội nhưng không được xây dựng công trình, nhà ở trừ công trình quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Luật Đê điều; không được tôn cao bãi sông hiện có.

- Việc sử dụng bãi sông phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Đê điều và các quy định pháp luật khác có liên quan, không làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ, chứa lũ và không làm gia tăng rủi ro thiên tai."

Đồng thời, Quyết định số 429/QĐ-TTg cũng sửa đổi điểm d khoản 3 mục V Điều 1 Quyết định số 257/QĐ-TTg như sau: "Khi sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng công trình, nhà ở phải lập dự án đầu tư cụ thể, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định các nội dung liên quan đến thoát lũ, an toàn đê điều, trình Thủ tướng Chính phủ theo đúng quy định của Điều 26 Luật Đê điều."

UBND tỉnh rà soát, lập, điều chỉnh nội dung phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh

Quyết định số 429/QĐ-TTg cũng sửa đổi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc phạm vi quy hoạch như sau:

"a) Rà soát, lập, điều chỉnh nội dung phương án phòng chống lũ của tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với quy hoạch này; trong đó xác định cụ thể các khu vực công trình, nhà ở phải di dời, khu vực dân cư tập trung hiện có, khu vực có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới.

b) Căn cứ vào quy hoạch này, quy hoạch tỉnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức việc lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch xây dựng có liên quan đến phạm vi bảo vệ đê điều và bãi sông trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt theo thẩm quyền."

Trời mưa to ở Fort Myers, bang Florida, trong ngày 9-10 khi bão Milton ập đến - Ảnh: AFP

Vốn là dân Nam Trung Bộ, từ nhỏ tôi không lạ gì với các trận bão nhiệt đới tàn phá quê nhà. Khi sang Mỹ định cư, những trận cuồng phong ôn đới lại là nỗi ám ảnh khôn nguôi vào dịp cuối năm.

Toàn cảnh bão Milton đổ bộ vào bang Florida, Mỹ

Tôi sống ở ngoại ô thủ đô Washington D.C., vốn khá yên ổn và ít chịu ảnh hưởng của bão. Nhưng 12 năm trước, siêu bão Sandy đã càn quét 22 tiểu bang dọc Đại Tây Dương và những đảo quốc ở vùng vịnh Caribê đã để lại trong lòng một vết sẹo hằn sâu kèm nỗi sợ hãi không xóa mờ nổi. Đó là cơn siêu bão thất thường với sức hủy diệt đáng sợ, vượt qua cả hệ thống đê biển hàng trăm năm tuổi của Mỹ để vào sâu đất liền, làm ngập lụt, tàn phá nhà cửa, hạ tầng của những thành phố cũ kỹ của nước Mỹ. Và ngay lúc này, cơn bão Milton lại gợi về những ám ảnh đáng sợ đó của thiên tai.

Từ Việt Nam quay lại Mỹ, trong phòng chờ của ANA ở sân bay Haneda (Tokyo), tôi gặp Duy, vừa về thăm gia đình hai tuần ở TP.HCM và đang bay tới Chicago, từ đó nối chuyến về Tampa. Nhưng hiện nay chuyến bay thứ hai đang trong tình trạng chờ vì sân bay sắp đóng cửa.

Duy than: "Em gọi United quá trời mà họ không giúp được gì. Tới Chicago em sẽ nói chuyện tiếp. Còn không, em phải ngủ lại sân bay hoặc ra thuê khách sạn gần đó ở vài ngày chờ qua bão. Biết vậy, em ở Việt Nam thêm ít ngày nữa cho rồi".

Ở Mỹ, nếu các chuyến bay bị trễ hay hủy chuyến do máy bay bảo trì hoặc phi hành đoàn không về kịp, hãng sẽ thu xếp khách sạn cho ở. Trong trường hợp thời tiết xấu thì hãng có quyền làm ngơ một cách vô cùng hợp pháp.

Một chiếc cần cẩu đã sập xuống một tòa nhà tại St. Petersburg, Florida, Mỹ vào ngày 9-10 trong lúc mưa lớn và gió mạnh do bão Milton gây ra - Ảnh: REUTERS

Dì Chiếu, mẹ của Thủy, gọi điện kể tôi nghe về kỳ nghỉ ớn lạnh ở Clearwater (Florida). Dì tới vùng vịnh Tampa sau bão Helene để thăm bạn và tắm biển. Tới nơi, đi lòng vòng chẳng thấy biển xanh mà khắp nơi toàn rác. Những đống xà bần khổng lồ gồm bàn ghế, tủ giường, nệm của khách sạn và rác từ các nơi khác tràn về được chính quyền tập kết lại thành đống trên bờ. Thành ra đi chơi mà dì ở nhà suốt.

Tối chủ nhật (6-10) dì biết tin ngày thứ hai (7-10) phi trường Tampa sẽ đóng cửa. Sáng hôm sau, dù 9h tối mới bay, nhưng từ 12h trưa dì đã nhờ người quen chở ra sân bay để về lại Houston (Texas) bởi các cây cầu bắc qua các đảo sẽ bị chặn lại.

Từ nhà ra sân bay thay vì 30 phút đã kéo dài thành 4 tiếng đồng hồ. Xe nhích từng chút một. Dì nói lúc ấy sợ vô cùng. Trong bụng đánh lô tô, nghĩ thầm, có khi mình chưa chết vì bão thì lại đi tong do sập cầu, khi hàng ngàn chiếc xe chất đầy trên cầu làm tăng trọng tải.

4h chiều dì cũng tới được sân bay. Và sau đó là năm tiếng đồng hồ lên ruột đợi chờ vì sợ chuyến bay bị hủy. Mấy đứa con ở Houston gọi cho mẹ liên tục. Đứa nào cũng tự trách vì để mẹ đi một mình, tiếng Anh tiếng u không rành. Lỡ kẹt lại không biết phải làm sao, khi bay lên không được, bay xuống cũng chẳng xong, lái xe đi đón thì càng bất khả thi. May mắn thay, cuối cùng chuyến bay chỉ bị delay chứ không hủy. Về tới Houston dì thở phào, kêu từ đây về sau không dám đi chơi một mình nữa.

Trong lúc ngồi chờ, dì có gặp một gia đình Việt đang bay sang Dallas tránh bão. Thiệt ra họ cũng muốn ở lại Florida cho gần nhà. Nhưng khách sạn khắp tiểu bang không còn phòng trống nên bay sang nhà người quen trú ẩn cho rồi. Bà mẹ than, 40 năm nay hầu như năm nào cũng từ Việt Nam sang chơi với con cháu. Nhưng năm nay mới ba tuần mà đã chạy bão hai lần rồi. Bà nói với con, sao không dọn đi tiểu bang khác ở cho rồi. Chứ vầy hoài mẹ không dám qua thăm luôn quá.

Xuyến, cháu gái tôi hiện đang học ở thành phố Tampa. Năm thứ ba sống ở đây nên nó rất quen với những trận bão gây ngập lụt khắp nơi. Hai tuần trước, khi bão Helene tràn vào thì cũng không đáng sợ như giờ. Và đây là lần đầu tiên Xuyến phải di tản tới nhà người quen ở TP Riverview, cách Tampa khoảng 15 dặm để trú ẩn vì nơi đó cao hơn, đỡ sợ ngập.

Cách đây một tuần, trường Xuyến thông báo cho nghỉ học nguyên tuần khi các nhà khí tượng dự báo Milton ở cấp độ 5 (tốc độ gió khoảng 252km/h). Từ thứ hai tới thứ ba, người ta đổ xô đi siêu thị mua nước với đồ ăn.

Quang cảnh một con đường ở quận Lee, Florida, Mỹ đã bị ngập vì mưa lớn trong ngày 9-10 do bão Milton gây ra - Ảnh: REUTERS

Chính quyền đã chia zone (vùng) bị ảnh hưởng bởi bão. Hai zone A với B là vùng nguy hiểm, nên cảnh sát đi vòng vòng phát loa kêu đi tránh bão vì có nhiều người không chịu đi. Dân cư ở vùng gần biển đã đi trú ẩn hết rồi. Vào ngày thứ ba, chỗ Xuyến ở bị bắt buộc di tản vì sẽ ngập lụt.

Trước khi di tản, người dân ở các khu chung quanh đã mua bao cát lèn mái với tôn và ván gỗ để chèn cửa sổ lại. Lúc ấy điện nước vẫn bình thường. Chỉ khi nào bão vào, lụt ngập thì mới cúp điện phòng ngừa tai nạn. Nhưng vẫn còn rất nhiều người dân ở xa vùng biển không chịu rời đi.

Nhiều gia đình bạn của Xuyến cũng chấp nhận ở lại. Một phần họ chủ quan do xa bờ, phần còn lại sợ bỏ cửa nhà, tài sản lớn nhất của mình, không người coi ngó. Hai bữa nay, cao tốc kẹt xe quá trời vì người ta lái lên phía Bắc hoặc xuống Miami để tránh bão. Nhiều người không đi xa được thì vô điểm trú tạm (shelter) trong mấy trường học để trú bão. Sáng nay Xuyến than "bão vô mới có 30 dặm/h mà gió thổi bung nóc, con ớn tới óc rồi. Không biết khi cuồng phong lên tới hơn 100 dặm/h thì sao nữa".

Những năm gần đây, Florida ấm áp, khí hậu ôn hòa, thuế thu nhập thấp luôn là sự lựa chọn của các "snowbird" (những người giàu từ phương Bắc bay xuống tránh lạnh vào mùa đông và quay trở lại nhà vào mùa hè), người hưu trí hay người trẻ tuổi chán ngán các tiểu bang lạnh lẽo di cư tới ở.

Nhưng với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt, các trận bão ở vùng vịnh Caribê và vịnh Mexico ngày một khó lường, có lẽ nhiều người trong số họ sẽ suy nghĩ lại trước khi dọn xuống đây, hay tốn nhiều tiền hơn để mua bảo hiểm lũ lụt. Vì chỉ trong một trận cuồng phong của mẹ thiên nhiên, bao tài sản dành dụm của họ sẽ trôi theo dòng nước lũ đục ngầu, cuồng nộ.

Báo cáo với Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo huyện Lục Nam cho biết, mực nước sông Lục Nam đang lên chậm. Các hồ chứa trên địa bàn huyện lượng nước gần đạt 100% thiết kế. Bão đã gây mất điện trên diện rộng, hiện các xã vùng trũng thấp (Cẩm Lý, Vũ Xá, Đan Hội, Yên Sơn, Bắc Lũng, Khám Lạng) chưa thể cấp điện trở lại nên không vận hành được các trạm bơm tiêu úng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương kiểm tra tình hình mưa lũ trên sông Lục Nam, đoạn qua khu vực Trạm bơm cống Chản.

Mưa lớn vào đêm 7/9 và sáng 8/9 làm 8 thôn trên địa bàn huyện bị chia cắt, cô lập. Cả huyện có 89 hộ bị ảnh hưởng do nước ngập phải di dời; hơn 2,4 nghìn ha lúa, 26,7 ha ngô, hơn 149 ha cây rau màu, 146,2 ha cây ăn quả và hơn 2,3 nghìn ha rừng trồng bị ngập, đổ, gãy.

Nước sông Lục Nam dâng cao, tràn vào đồng ruộng của người dân xã Vũ Xá.

Từ 17 giờ ngày 8/9 đến 1 giờ ngày 9/9, UBND huyện Lục Nam đã huy động các lực lượng tham gia chống tràn các tuyến đê bối (đê Vũ Xá - Đan Hội; đê Huyền Sơn, đê Cương Sơn). Tuy nhiên, do nước sông Lục Nam tiếp tục dâng cao khiến các con trạch gia cố bị vỡ, nước tràn vào đồng gây thiệt hại nhiều diện tích lúa và hoa màu. Riêng tại xã Vũ Xá thiệt hại 420 ha lúa, 5,5 ha rau màu.

Đồng chí Lê Ánh Dương kiểm tra công trình hồ Cấm Sơn.

Phát biểu chỉ đạo tại đây, đồng chí Lê Ánh Dương biểu dương, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền huyện Lục Nam và xã Vũ Xá trong công tác phòng, chống lũ lụt. Đồng chí nhấn mạnh, dự báo trong thời gian tới tiếp tục có mưa, nước trên thượng nguồn dồn về sẽ gây áp lực lớn cho tuyến sông đoạn qua huyện Lục Nam.

Do đó, các lực lượng tại địa phương cần thường xuyên theo dõi, nắm bắt sát tình hình, bố trí lực lượng ứng trực thường xuyên để sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra. Quá trình thực hiện nhiệm vụ phải bảo đảm tuyệt đối an toàn về người.

Mực nước hồ Cấm Sơn đang ở mức cao.

Đồng chí đề nghị công tác thống kê thiệt hại sau bão lũ cần thực hiện chính xác, khách quan làm cơ sở để đề xuất các nguồn kinh phí hỗ trợ. Huyện cùng với xã khẩn trương khắc phục hư hại về trường, lớp học để sớm đưa hoạt động dạy và học trở lại bình thường; kịp thời hỗ trợ người dân bị thiệt hại lúa, hoa màu.

Đồng thời tuyên truyền, khuyến cáo người dân không vớt củi, đánh cá hay thực hiện các hoạt động khác trên sông nước, tránh tai nạn đáng tiếc. Có phương án hỗ trợ, chi viện nhằm bảo đảm an toàn cho người dân thôn Vũ Trù Làng, xã Vũ Xá đang bị cô lập bởi nước lũ.

Đối với các công trình cống thoát nước tại xã Vũ Xá, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị địa phương và ngành chức năng nghiên cứu thiết kế có thể ngăn nước chảy vào, bảo vệ diện tích sản xuất phía trong đê. Đồng chí yêu cầu thời gian tới, ngành chức năng và các địa phương cần tổ chức rút kinh nghiệm về công tác dự báo cũng như phòng, chống bão lụt tại mỗi địa phương.

Tại hồ Cấm Sơn (Lục Ngạn), từ 24 giờ ngày 8/9 nước bắt đầu rút, lúc 5 giờ ngày 9/9 ở cao trình 67,65 m, trong buổi sáng khu vực này không có mưa. Với mực nước này, còn 1,1m hồ sẽ tràn đỉnh.

Sau khi kiểm tra trực tiếp, đồng chí Lê Ánh Dương yêu cầu ngành Nông nghiệp chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương canh gác, theo dõi sát mực nước hồ Cấm Sơn để tham mưu phương án kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra.