Nghề Sale Chứng Khoán

Nghề Sale Chứng Khoán

Từ khi thị trường chứng khoán được nhiều người quan tâm, các bạn trẻ học ngành tài chính bắt đầu mon men theo nghề vì công việc đầy năng động, mức thu nhập cao so với mặt bằng chung của ngành.

Khung năng lực cần thiết của nghề Stockbroker

Với vai trò là cầu nối giữa nhà đầu tư và thị trường, Stockbroker cần đáp ứng đủ cả về kiến thức và kỹ năng để có thể hoàn thành công việc một cách toàn diện. Các kỹ năng cần thiết cho Stockbroker là:

- Kỹ năng phân tích (Analytical Skills)

- Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills)

- Khả năng làm việc trong môi trường biến động (Ability to work in a Fast-paced Environment)

- Kỹ năng bán hàng (Sales Skills)

Dưới đây là khung năng lực chi tiết và đầy đủ về nghề Stockbroker mà bạn cần có:

Kỹ năng phân tích (Analytical Skills)

Kỹ năng phân tích & đánh giá (Analysis & Evaluation)

Bằng cách áp dụng các phương pháp phân tích và các công cụ đánh giá, Stockbroker có thể đánh giá sự cạnh tranh, tiềm năng tăng trưởng và giá trị của một công ty hoặc một cổ phiếu, giúp họ đưa ra quyết định mua bán cổ phiếu một cách thông minh và dự đoán được xu hướng thị trường.

Kỹ năng giao tiếp (Communication Skills)

Kỹ năng liên kết xã hội (Interpersonal Skills)

Kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp Stockbroker xác định rõ nhu cầu và mục tiêu đầu tư của khách hàng. Kỹ năng này bao gồm khả năng truyền đạt và thuyết phục tốt, đặc biệt là các kỹ năng tư vấn và chăm sóc khách hàng, đặt câu hỏi thông minh và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và dễ hiểu.

Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork Skills)

Có khả năng làm việc nhóm, hợp tác, xây dựng mối quan hệ đồng đội và duy trì liên lạc hiệu quả là những yếu tố quan trọng với Stockbroker bởi họ thường làm việc trong một môi trường đa dạng, giao tiếp với nhiều bộ phận và đồng nghiệp khác nhau.

Khả năng làm việc trong môi trường biến động (Ability to work in a Fast-paced Environment)

Khả năng thích ứng nhanh (Adaptability Skills)

Stockbroker thường phải hoạt động trong một môi trường tài chính động, với sự biến đổi nhanh chóng và áp lực cao nên họ cần sẵn sàng thích nghi với các tình huống mới, đáp ứng nhanh chóng và đưa ra quyết định thông minh trong thời gian ngắn. Họ phải có khả năng quản lý áp lực, làm việc hiệu quả dưới áp lực và tập trung vào mục tiêu đề ra để có thể xử lý các tình huống phức tạp.

Kỹ năng bán hàng (Sales Skills)

Hướng dẫn, nắm rõ các loại mã giao dịch để thuyết phục khách hàng

Có kỹ năng thuyết phục, nghiên cứu kỹ thị trường, các công ty, và các loại mã giao dịch liên quan. Stockbroker thành công không chỉ biết bán hàng, mà còn biết xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với khách hàng, tạo dựng lòng tin và tạo ra giá trị cho khách hàng bằng cách cung cấp dịch vụ chất lượng, giải đáp các câu hỏi và hỗ trợ trong quá trình giao dịch.

Lộ trình thăng tiến của nghề Stockbroker

Lộ trình thăng tiến của một Stockbroker có thể khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và quyết định cá nhân. Tuy nhiên, dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến từ chuyên môn lên quản lý cho Stockbroker:

- Tập sự (Junior Stockbroker): Stockbroker thường bắt đầu sự nghiệp bằng việc làm việc tại một công ty môi giới chứng khoán hoặc một ngân hàng đầu tư. Trong giai đoạn này, họ được đào tạo về quy trình giao dịch chứng khoán, phân tích thị trường, quản lý danh mục và các quy định pháp lý liên quan.

- Stockbroker chính thức: Sau giai đoạn tập sự, các Stockbroker sẽ tiếp tục nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình trong lĩnh vực tài chính, phân tích thị trường, quản lý rủi ro và các công cụ đầu tư khác. Họ có thể tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu hoặc đạt được các chứng chỉ và bằng cấp liên quan.

- Stockbroker Quản lý (Senior Stockbroker): Với sự chuyên môn đã được khẳng định và thành tích thành công, các Stockbroker có thể thăng tiến đến vị trí Senior trong công ty của họ. Họ có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo, giám sát một nhóm stockbroker và quản lý danh mục khách hàng lớn hơn.

- Quản lý Chi nhánh/Trưởng phòng (Branch Manager/Department Head): Các Stockbroker có năng lực lãnh đạo và kỹ năng quản lý mạnh mẽ có thể tiến thẳng đến vị trí quản lý chi nhánh hoặc trưởng phòng. Trong vai trò này, họ chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của một chi nhánh hoặc một phòng ban cụ thể trong công ty chứng khoán.

- Quản lý Danh mục/Chuyên viên Tư vấn Đầu tư (Portfolio Manager/Investment Advisor): Một số Stockbroker có thể chuyển sang vai trò quản lý danh mục hoặc chuyên viên tư vấn đầu tư. Họ tập trung vào quản lý danh mục đầu tư, phát triển chiến lược đầu tư và cung cấp lời khuyên cá nhân cho khách hàng.

- Vị trí Cấp cao (Executive Positions): Đối với những Stockbroker xuất sắc, có thể có cơ hội tiến đến các vị trí cấp cao như phó chủ tịch, giám đốc hoặc phó giám đốc điều hành trong công ty chứng khoán hoặc tổ chức tài chính.

Phạm vi công việc của nghề Stockbroker

Phạm vi công việc của Stockbroker rất đa dạng và có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình môi giới và dịch vụ mà họ cung cấp. Dưới đây là các công việc chung nhất mà một Stockbroker có thể chịu trách nhiệm:

- Thực hiện giao dịch: Stockbroker thực hiện mua và bán cổ phiếu với các công cụ tài chính khác nhau trên thị trường tài chính.

- Cung cấp lời khuyên đầu tư: Một số Stockbroker cung cấp lời khuyên đầu tư cho khách hàng. Họ phân tích và đánh giá các loại cổ phiếu và các công cụ tài chính. Đồng thời đưa ra các đề xuất và chiến lược đầu tư phù hợp với mục tiêu tài chính và mức độ rủi ro của khách hàng.

- Quản lý danh mục: Các Stockbroker cũng cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng. Họ theo dõi và điều chỉnh danh mục đầu tư của khách hàng dựa trên mục tiêu đầu tư và tình hình thị trường để đảm bảo việc đầu tư an toàn và hiệu quả.

- Cung cấp thông tin và nghiên cứu: Stockbroker thường sẽ đưa các thông tin, khuyến nghị về: thị trường kinh tế vĩ mô nói chung, thông tin ngành, phân tích về kỹ thuật, phân tích cơ bản để cung cấp thông tin thị trường và nghiên cứu về đa dạng công ty và các ngành để giúp khách hàng đưa ra quyết định đầu tư thông minh.

- Theo dõi và phân tích thị trường: Stockbroker theo dõi và phân tích các xu hướng và biến động trên thị trường tài chính. Điều này giúp họ cung cấp thông tin và đề xuất giao dịch phù hợp với khách hàng.

Môi giới chứng khoán là làm gì ?

Một buổi sáng ngày làm việc trong tuần, Vũ Trọng Ân (23 tuổi), làm việc tại Công ty chứng khoán SSI, dậy sớm chuẩn bị đến văn phòng làm việc như mọi khi. Đúng 8 giờ, Ân có mặt tại sàn chứng khoán. Cậu sửa soạn, đọc tin tức, phân tích những mã chứng khoán và nhắn tin cho hàng trăm khách hàng trong nhóm trực tuyến của mình.

Đúng 9 giờ, sàn giao dịch mở cửa, Ân bắt đầu theo dõi và trao đổi với khách hàng về những mã cổ phiếu tiềm năng. Dựa vào kinh nghiệm, Ân sẽ tư vấn cho khách hàng về tình hình tài chính hôm nay và tương lai. Từ đó, cậu có thể được ủy quyền đặt lệnh mua, bán hoặc báo khách cắt lỗ khi thị trường đi xuống. Đến 15 giờ, sàn giao dịch đóng cửa, công việc của Ân cũng từ đó giãn dần và lại tìm kiếm khách hàng mới.

Các bạn trẻ luôn tự làm mới mình với nghề môi giới chứng khoán

Ân chia sẻ nghề môi giới hiện nay có rất nhiều người trẻ theo đuổi. Với nghề này, người môi giới là trung gian giữa khách hàng và sàn chứng khoán. Do đó, môi giới luôn phải tìm kiếm khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ là công việc hàng đầu. “Có nhiều cách để người môi giới tiếp cận khách hàng như: gọi điện, email, mạng xã hội hay lân la những quán cà phê và những mối quan hệ truyền miệng… mỗi môi giới sẽ có một cách riêng để tiếp cận khách hàng”, Ân chia sẻ.

Hơn 5 năm làm trong nghề, Nguyễn Phương Anh (28 tuổi, đang làm việc tại Công ty chứng khoán H.) cho rằng làm nghề cần chuẩn bị một tinh thần thép, bỏ qua sĩ diện bản thân mới có thể làm được. Khi mới vào nghề, môi giới phải kiếm khách hàng bằng cách gọi điện thoại hoặc ra ngoài tìm kiếm. Cô thường đến những đại hội cổ đông bởi nơi đó luôn có khách hàng tiềm năng, chịu đầu tư và quan tâm đến mã chứng khoán hiện tại.

Tôi phải trải qua 2 năm chỉ nhận lương cứng và rất thấp. Thời gian đó cuộc sống rất khó khăn, nếu không trụ được thì rất dễ bỏ nghề. Đến khi có khách ổn định thì thu nhập của tôi mới tăng nhanh theo cấp số nhân.

Nguyễn Trần Bảo Ngọc, đang làm môi giới cho Công ty chứng khoán V.

“Mỗi ngày tôi phải gọi hàng trăm cuộc, trong đó có khoảng vài chục cuộc cúp máy. May mắn sẽ nói được vài câu với vài người. May mắn hơn sẽ hẹn gặp được một người chịu đầu tư”, Phương Anh kể.

Với Phương Anh, làm nghề môi giới thật sự không khô khan như nhiều người vẫn nghĩ. Mỗi ngày đều có những cung bậc cảm xúc khác nhau theo đà tăng giảm của thị trường. Chuyện nhiều người chửi bới, thay đổi thái độ với người môi giới không phải hiếm, bởi những cảm xúc tiêu cực khi đầu tư thất bại khách dồn lên đầu người môi giới. Do đó, làm nghề phải cân bằng được cảm xúc, tránh tình trạng cảm xúc trôi theo chiều hướng tiêu cực cùng khách.

“Có khi khách có lãi mang tặng tôi một bó hoa hoặc khi lỗ khách buồn rủ tôi đi nhậu để tâm sự. Trường hợp khác là tôi thường nhắn tin thông báo với khách hàng thân thiết và bị nghĩ là bồ nhí khiến cô vợ phải ghen”, Phương Anh chia sẻ và nói thêm: “Thị trường tài chính chứng khoán không chỉ là con số mà nó còn là cảm xúc. Người môi giới không chỉ là người phân tích, đưa ra định hướng mà là người gắn kết thường xuyên và làm bạn với khách hàng”.

Môi giới viên luôn theo sát biến động của thị trường chứng khoán