Kinh tế Mỹ La tinh phát triển thiếu ổn định không do nguyên nhân nào sau đây?
Thúc đẩy các động lực tăng trưởng GDP mới
Theo đó, các giải pháp trọng tâm là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tiếp tục làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới. Giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển với tư duy đổi mới.
Tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, nhất là các dự án mang tính chiến lược về hạ tầng giao thông, năng lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu...
Thúc đẩy cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực gắn với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng công bằng, bền vững. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo…
Ngày 27/12, Tổng cục Thống kê họp báo công bố báo cáo tình hình kinh tế quý IV và cả năm 2020. Về tình hình kinh tế quý IV/2020, Tổng cục Thống kê cho biết GDP ước tăng 4,48% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng là mức tăng thấp nhất của quý IV các năm trong giai đoạn 2011-2020.
Tuy nhiên khi dịch COVID-19 được kiểm soát, nền kinh tế từng bước hoạt động trở lại trong điều kiện bình thường mới. Bên cạnh đó, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đã tạo động lực cho nền kinh tế nên GDP quý IV/2020 tăng trưởng khởi sắc so với quý III/2020. Trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,69% so với cùng kỳ năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,60%; khu vực dịch vụ tăng 4,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 1,07%.
Về sử dụng GDP quý IV/2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,48% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 5,29%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,25%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,83% so với cùng kỳ 2019.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2020 tăng 2,91% (quý I tăng 3,68%; quý II tăng 0,39%; quý III tăng 2,69%; quý IV tăng 4,48%), tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng năm 2020 thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,68%, đóng góp 13,5% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,98%, đóng góp 53%; khu vực dịch vụ tăng 2,34%, đóng góp 33,5%.
Ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản lượng của một số cây lâu năm, sản phẩm chăn nuôi chủ yếu và sản lượng tôm năm 2020 tăng khá nên tốc độ tăng của khu vực này đạt cao hơn năm 2019. Trong đó, ngành nông nghiệp tăng 2,55% (chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong giai đoạn 2011-2020), đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 2,82% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36% so với năm trước, đóng góp 1,12 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế với mức tăng 5,82%, đóng góp 1,25 điểm phần trăm; sản xuất và phân phối điện tăng 3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm…
Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8% (cơ cấu tương ứng của năm 2019 là: 13,96%; 34,49%; 41,64%; 9,91%).
Về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%.
Đổi mới tư duy, cách làm để GDP tăng trưởng cao
Dù vậy, người đứng đầu Chính phủ chỉ ra những bất cập cần lưu ý xử lý quyết liệt. Đó là ổn định kinh tế vĩ mô còn tiềm ẩn rủi ro. Hoạt động sản xuất, kinh doanh còn gặp khó khăn. Một số chương trình, chính sách tín dụng triển khai chậm. Nợ xấu có xu hướng tăng, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn trong năm 2024 còn cao…
Năm 2025, Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn. Đó là: “Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý. Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Cái gì mới mà hay thì phải làm”.
Từ đó đánh giá kỹ tình hình, giữ đà và nhịp để tăng tốc, bứt phá, siết chặt kỷ cương, đẩy mạnh phân cấp phân quyền, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường.
Mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5 - 7% và phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn (7 - 7,5%) để đến hết năm 2025 xếp hạng 31 - 33 thế giới về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD.
Với các mục tiêu trên, Thủ tướng cho rằng phía trước còn rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, không khó khăn nào có thể cản được quyết tâm, sức mạnh đại đoàn kết của toàn dân tộc. Mỗi thách thức là cơ hội để chúng ta trưởng thành, khẳng định sức mạnh và bản lĩnh của con người Việt Nam.
"Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên, biến mọi khó khăn, thách thức thành cơ hội, bứt phá, quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, đưa đất nước ta tự tin, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" - Thủ tướng bày tỏ.
Thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới
Theo Thủ tướng, trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường nhưng ở trong nước đã phản ứng linh hoạt, hiệu quả trước biến động bên ngoài, ứng phó với bất cập nội tại kéo dài nhiều năm, giải quyết các vấn đề phát sinh.
Với phương châm "đã nói là làm, đã cam kết là phải thực hiện; đã làm, đã thực hiện là phải có hiệu quả”, tình hình kinh tế xã hội tháng sau tích cực hơn tháng trước, quý sau tích cực hơn quý trước, 9 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, cao hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.
Ước cả năm 2024, dự kiến đạt 14/15 chỉ tiêu, đạt và vượt toàn bộ các chỉ tiêu xã hội, nâng cao đời sống người dân.
Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn, các cân đối lớn được bảo đảm, có thặng dư cao. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát tốt, thấp hơn giới hạn cho phép.
Cụ thể, tăng trưởng GDP 9 tháng đạt 6,82%, ước cả năm đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao (6 - 6,5%), thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. CPI 9 tháng tăng 3,88%. Thị trường ngoại hối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm.
Đầu tư phát triển đạt kết quả tích cực, bao gồm hoàn thành dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Bình - Hưng Yên sau hơn 6 tháng thi công thần tốc. Hoàn thành một số đoạn đường bộ cao tốc, nâng tổng chiều dài lên 2.021km.