Hình Ảnh Phật Thích Ca Thành Đạo

Hình Ảnh Phật Thích Ca Thành Đạo

Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là người khai sinh ra Đạo Phật. Ngài đã tu luyện thành Phật, giác ngộ chân lý và truyền bá chúng để cứu khổ chúng sinh. Ngày nay, Phật Thích Ca Mâu Ni được mọi người tôn kính, thờ tựu và không thể thiếu trong mỗi ngôi chùa. Vậy thực sự Phật Thích Ca Mâu Ni là ai mà có sức ảnh hướng lớn đến như vậy? Hãy cùng Vật Phẩm Phật Giáo tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

IV. Hướng dẫn cách thỉnh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni về nhà

Thỉnh tượng Phật Thích Ca về nhà một cách cẩn thận, trang trọng để tránh làm mạo phạm đến thần linh

Thỉnh tượng Phật về nhà để thờ cúng không phải là việc làm tùy tiện, ngẫu hứng mà cần xuất phát từ tấm lòng chân thành và sự kính trọng của gia chủ. Do đó, khi thỉnh tượng Phật Thích Ca, bạn cần phải chú trọng đến từng chi tiết, không để làm mất sự thành kính đối với Phật giáo.

Khi thỉnh tượng Phật Thích Ca, bạn nên để các sư thầy tụng kinh, làm lễ khai quang điểm nhãn tại Chùa và chọn ngày tốt để thỉnh tượng Phật lên bàn thờ. Bên cạnh đó, bạn nên ăn chay vào ngày thực hiện nghi lễ cũng như phải đặt bàn thờ Phật ở nơi cao, trang nghiêm và yên tĩnh nhất trong nhà.

V. Vị trí đặt tượng Phật Thích Ca

Vị trí đặt tượng Phật có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Tượng Phật Thích Ca cần được đặt ở vị trí phù hợp trong nhà để thể hiện sự tôn trọng đối với Phật giáo cũng như là phát huy công dụng cảm hóa an lạc. Đồng thời, bạn cũng có thể mời thầy phong thủy hoặc pháp sư về để tìm kiếm các vị trí đặt tượng tốt nhất.

Theo đó, bàn thờ Phật nên đặt ở vị trí giữa nhà, lưng áp sát vào tường, phía sau không có khoảng trống hay lỗ hổng. Đặc biệt, bạn nên tượng Đức Phật hướng nhìn về phía Đông (hướng mặt trời mọc) để tâm luôn được soi sáng, giác ngộ và tránh xa những cám dỗ.

Bàn thờ Phật nên đặt ở phía trên, cao hơn so với bàn thờ gia tiên và đặt chung với bát hương, lọ hoa, chén nước, dĩa đựng trái cây, chuông… Đặc biệt, nếu có điều kiện, bạn có thể đặt tượng Phật Thích Ca ở một phòng thờ riêng biệt.

Đặt tượng Phật ở các khu vực yên tĩnh, có đầy đủ ánh sáng cũng như tránh đặt gần khu vực phòng ngủ, nhà vệ sinh, phòng tắm, cầu thang hay lối đi lại để không phải phạm điều bất kính với Phật. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thường xuyên lau chùi, thờ cúng để tỏ lòng thành và sự tôn trọng dành cho Đức Phật Thích Ca.

VI.  Những điều cần lưu ý khi lập bàn thờ Phật Thích Ca tại gia

Những lưu ý quan trọng khi lập bàn thờ Phật Thích Ca

Những hình ảnh cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất 2024

Để nói về cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì những hình ảnh đẹp nhất 2024 sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

Xem thêm: Phật thích ca mâu ni có phải là phật tổ không và sự tích phật thích ca là gì?

Phật Thích Ca mới sinh ra đã biết đi với 7 bước nở ra hoa sen, 1 tay chỉ lên 1 tay chỉ xuống

Thái Tử Tất Đạt Đa cùng với năm người bạn cùng tu khổ hạnh và thiền định

5 người bạn của Phật Thích Ca rời đi

Cô gái tên Sujata cho Thái Tử dùng một bát cháo sữa với mật ong

Phật Thích Ca thành tựu đạo quả

Những hình ảnh Phật Thích Ca đản sanh đẹp nhất 2024

Phật Thích Ca đản sanh với hình ảnh nổi bật là hoa sen đã để lại trong lòng nhiều người sự ngưỡng mộ và sự tin tưởng về một bậc giáo chủ giúp chúng sanh có thể thoát khỏi bể khổ nhờ vào tâm sáng, thanh tịnh và bao dung. Mỗi bước đi của Đức Phật đều rất ý nghĩa và đẹp. Khi bạn xem qua những hình ảnh này chắc chắn sẽ cảm nhận được rõ nét nhất.

Xem thêm: Hơn 20 bức tranh Phật Thích Ca Mâu Ni chất lượng cao đẹp nhất 2024 tại Lala: https://lala.com.vn/tranh-phat-thich-ca

Ảnh Đản Sanh nổi bật với tư thế 1 tay chỉ lên, 1 tay chỉ xuống của Phật Thích Ca khi mới chào đời

Đức Phật Đản Sanh hoa sen nở rộ

Đôi nét về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Dù đến từ tôn giáo này thì nói đến giáo chủ thì bao giờ mọi người cũng đều tin rằng đây là một tấm gương sáng để các tín đồ soi chung mà tiến bước. Nhưng nếu so sánh thì không có một Vị nào lại có được đầy đủ ý nghĩa cao đẹp, một đời sống sâu sa bằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Điều này thể hiện rõ qua mỗi hành động, mỗi cử chỉ, mỗi lời nói cho đến cả nỗi im lặng của Ngài cũng đều đem đến bài học quý báu cho chúng ta. Cùng tìm hiểu thêm về lược sử về Vị Phật Thích Ca Mâu Ni này bạn sẽ được hiểu rõ hơn bạn nhé!

Đức Thích Ca Mâu Ni Văn Phật, gọi tắt là Đức Phật Thích Ca, thế danh là Sĩ - Đạt - Đa, có nghĩa là người được toại nguyện, họ Cồ Đàm (Gotama), sau đổi là Thích Ca (Sakya). Sự ra đời của Đức Phật đã được tương truyền là:

Tại Vương Quốc Ca Tỳ La Vê, ngày nay thuộc nước Nepal. Vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Vợ đức Vua Tịnh Phạn là hoàng hậu Ma Da khi ấy sắp sinh đứa con đầu lòng đã nằm mơ thấy một luồng ánh sáng trắng mỹ diệu chiếu rọi vào bà, từ đó một con voi trắng rất lớn, đến từ ngọn núi vàng, dâng lên cho bà một bông hoa sen trắng.

Và ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN hoàng hậu đã hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni. Vua Tịnh Phạn rất vui mừng nên đã triệu tập các vị thánh giả và được tiên đoán rằng: "Thái tử có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp sau này nhất định sẽ trở thành bậc chánh đẳng, chánh giác".

Đức Phật Thích Ca là thái Tất Đạt Đa sinh ra tại vườn Lâm Tỳ Ni

Thái tử Tất Đạt Đa với sự thông minh và sức mạnh phi thường nên đã thông thạo hết tất cả các học vấn. Khi đến 16 tuổi thái tử theo phong tục thời bấy giờ kết duyên cùng công chúa Da-Du-Đà-La và sinh được một hoàng nam. Dù sống trong cảnh vương giả nhưng Thái tử lại không hài lòng nên khi nhìn thấy được cảnh đau khổ của sinh lão bệnh tử và dáng vẻ ung dung của các vị tu sĩ ngoài cửa Hoàng thành nên đã âm thầm lập chí tìm phương giải cứu cho nhân sinh.

Ngài tìm đến học với nhiều đạo sĩ nhưng sự chứng không giải quyết được những điều mà Ngài mong muốn, chưa phải là chân lý chưa phải là Niết Bàn tối thượng do đó Ngài lại ra đi. Trong sáu năm, Thái Tử cùng với năm người bạn Kiều Trấn như cùng tu khổ hạnh và thiền định, chỉ ăn một hạt cơm mỗi ngày, lấy tâm trí thi đua với thể xác, và chỉ còn da bọc xương. Khi Ngài quyết định dùng nhiều thực phẩm hơn và không áp dụng pháp tu khổ hạnh nữa, năm người bạn kia đã từ bỏ Ngài.

Ngài đi đến một ngôi làng để khất thực ở đó có cô gái tên Sujata cho Ngài dùng một bát cháo sữa với mật ong. Khi sức khỏe phục hồi thì Ngài xuống tắm dưới sông Niranjana rồi ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, trên một tấm tọa cụ làm bằng cỏ Kusha. Ngài ngồi đó sau khi đã nghe tất cả các vị thầy, học tất cả những kinh sách và thực hành tất cả pháp môn, bây giờ không còn có gì vướng bận, không có ai để nương tựa, không có nơi nào để đi nữa.

Ngài thuyền tọa bất động và kiên quyết như một quả núi, cho đến bảy ngày sau, Ngài mở mắt ra trông thấy sao mai vừa mọc trên bầu trời và Ngài hiểu rằng mình đã tìm ra cái chưa bao giờ mất, dù là đối với Ngài hay bất cứ một người nào khác trên thế gian. Vì vậy không có gì để chứng đắc, không có gì để tìm kiếm nữa.

Ngài nói: "Điều kỳ diệu nhất là sự giác ngộ này vốn là chân tánh của chúng sanh, nhưng họ lại không an lạc vì thiếu nó". Vậy là Thái tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ vào năm 35 tuổi (năm 589 TCN) và trở thành một vị Phật, được tôn vinh là Phật Thích Ca Mâu Ni, tức là nhà hiền triết thuộc bộ tộc Thích Ca.

Xem thêm: Chia sẻ bộ hình ảnh Phật Quan Thế Âm Bồ Tát 3D chất lượng cao đẹp nhất 2024

Thái tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ vao năm 35 tuổi (năm 589 TCN) và trở thành một vị Phật