Hiệp Hội Doanh Nghiệp Tỉnh An Giang

Hiệp Hội Doanh Nghiệp Tỉnh An Giang

TRANG THÔNG TIN HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP TỈNH HÒA BÌNH © 2022

Điều 5. Chức năng của Hiệp hội:

1. Đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của các hội viên theo quy định của pháp luật.

2. Hỗ trợ, tư vấn, cung cấp các hoạt động trợ giúp cho các doanh nghiệp, hội viên phát triển sản xuất kinh doanh. Làm cầu nối giữa các doanh nghiệp, hội viên với các cơ quan Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của Hiệp hội.

Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội:

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho hội viên, doanh nghiệp chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

2. Đại diện cho quyền lợi hợp pháp của các hội viên trong quan hệ về kinh tế – xã hội với các tổ chức trong và ngoài nước.

3. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên. Động viên giúp đỡ hội viên, tạo mối liên kết hợp tác, thiết lập quan hệ trong và ngoài nước, tạo điều kiện mở rộng quy mô phát triển sản xuất kinh doanh.

4. Là đầu mối quan hệ với các cấp chính quyền và các tổ chức khác, thực hiện chính sách xã hội có liên quan đến hội viên. Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế trong Hiệp hội. Tổng hợp ý kiến của hội viên để phản ánh, đề đạt những vấn đề có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường kinh doanh của hội viên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên khi bị xâm hại.

5. Tổ chức trung tâm đào tạo, dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ hội viên phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh như: Hội thảo rút kinh nghiệm, học tập, thông tin kinh tế, thị trường… theo quy định của Pháp luật

6. Xuất bản tập san, các tài liệu phổ biến kỹ thuật và quản lý kinh tế theo quy định của Pháp luật.

7. Thực hiện những hoạt động khác khi hội viên yêu cầu nhưng không trái với quy định của Pháp luật.

1. Hội viên chính thức: Là các Doanh nghiệp; các tổ chức sản xuất, kinh doanh, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp đang hoạt động hợp pháp tại tỉnh Hòa Bình; không phân biệt thành phần kinh tế, tán thành Điều lệ, tự nguyện làm đơn xin ra nhập Hiệp hội, đóng phí ra nhập và hội phí đều trở thành Hội viên chính thức của Hiệp hội.

2. Hội viên danh dự: Các cá nhân, những nhà quản lý, nhà khoa học và các tổ chức có công đóng góp cho sự hình thành và phát triển của Hiệp hội.

3. Hội viên liên kết: Các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn làm Hội viên chính thức; có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ và tự nguyện làm đơn tham gia được Ban thường vụ Hiệp hội công nhận là Hội viên liên kết.

4. Tất cả hội viên chính thức, hội viên danh dự, hội viên liên kết đều được cấp thẻ và giấy chứng nhận hội viên Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Hoà Bình

Điều 17. Ban thường vụ Hiệp hội:

1. Ban thường vụ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Tổng thư ký do Ban chấp hành bầu ra. Số lượng ủy viên Ban thường vụ do Ban chấp hành quyết định nhưng không qúa 1/3 số lượng ủy viên Ban chấp hành. Ban thường vụ là cơ quan thường trực của Ban chấp hành, trực tiếp lãnh đạo điều hành Văn phòng và các đơn vị trực thuộc.

2. Ban thường vụ họp định kỳ 3 tháng/lần và họp bất thường khi cần thiết do Chủ tịch Hiệp hội triệu tập, chủ trì. Các cuộc họp của Ban Thường vụ là hợp lệ khi có trên 1/2 tổng số Ủy viên Ban Thường vụ tham dự. Các Nghị quyết, Quyết định của Ban Thường vụ được thông qua khi có trên 1/2 tổng số Ủy viên Ban Thường vụ dự họp biểu quyết tán thành. (Trong trường hợp các ý kiến biểu quyết ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội)

– Chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp của Ban chấp hành.

– Tổ chức, triển khai các Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành.

– Chuận bị nội dung và quyết định triệu tập các cuộc họp của Ban chấp hành.

– Quyết định thành lập các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hiệp hội theo Nghị quyết, Quyết định của Ban chấp hành; quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các tổ chức, đơn vị trực thuộc.

– Quyết định gia nhập các tổ chức theo quy định của pháp luật

– Quyết định cử cán bộ đi dự hội nghị, hội thảo khoa học trong nước, quốc tế và đi công tác nước ngoài theo quy định của nhà nước.

– Quyết định công nhận kết nạp hội viên và chấm dứt tư cách hội viên.

– Quyết định các vấn đề về thi đua khen thưởng và kỷ luật theo quyền hạn của Hiệp hội.

– Quyết định Logo của Hiệp hội và cấp thẻ hội viên theo quy định của pháp luật.

Điều 18. Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội:

1. Chủ tịch Hiệp hội có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

– Đai diện pháp nhân của Hiệp hội trước Pháp luật, đồng thời là người đứng đầu Ban thường trực, có trách nhiệm lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Hội.

– Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Đại hội, Ban chấp hành và Ban thường vụ.

– Triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ban thường vụ và Ban chấp hành.

– Chịu trách nhiệm toàn diện trước Ban chấp hành và toàn thể hội viên về các hoạt động của Hiệp hội.

– Phó Chủ tịch thuờng trực: là người giúp việc trực tiếp cho Chủ tịch. Thay mặt Chủ tịch điều hành trực tiếp, giải quyết các công việc cụ thể của Hiệp hội và văn phòng Hiệp hội.

– Các Phó Chủ tịch khác được phân công đảm nhiệm, giải quyết từng lĩnh vực cụ thể giúp Chủ tịch và phải chịu trách nhiệm trước Hiệp hội và trước pháp luật về nhiệm vụ đã được phân công hoặc được uỷ quyền.

– Là người giúp Chủ tịch Hiệp hội tổ chức, điều hành trực tiếp hoạt động hàng ngày của Văn phòng Hiệp hội và các nhiệm vụ khác được Chủ tịch ủy quyền

– Chuẩn bị báo cáo tại các kỳ họp của Ban thường vụ, Ban chấp hành, các Hội nghị, Đại hội; xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy chế hoạt động của Văn phòng Hiệp hội; quản lý hồ sơ, tài liệu giao dịch của Hiệp hội.

– Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành và trước pháp luật về các hoạt động của văn phòng.

1. Ban kiểm tra do Đại hội bầu ra gồm: 01 trưởng ban, 01 phó ban và các uỷ viên . Số lượng uỷ viên Ban kiểm tra do Đại hội quyết định. Nhiệm kỳ của ban kiểm tra là 05 năm (theo nhiệm kỳ Đại hội)

2. Ban kiểm tra có nhiệm vụ: Kiểm tra việc thi hành Điều lệ, Nghị quyết của Đại hội; Nghị quyết, Quyết định của Ban Chấp hành, Ban thường vụ; các Quy chế hoạt động của Hiệp hội, các tổ chức, đơn vị trực thuộc Hiệp hội.

Điều 20. Các đơn vị trực thuộc:

1. Các đơn vị trực thuộc bao gồm: Văn phòng Hiệp hội, các Ban chuyên môn, pháp nhân, Chi hội thuộc Hiệp hội.

2. Tổ chức bộ máy và quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc Hiệp hội do Ban thường trực Hiệp hội quy định.

Văn phòng Hiệp hội do Ban thường vụ Hiệp hội quyết định, tổ chức và hoạt động của văn phòng Hiệp hội theo quy chế, nghị quyết của Ban chấp hành. Văn phòng Hiệp hội có nhiệm vụ thực thi các công việc hành chính của cơ quan Hiệp hội. Theo dõi, điều phối các hoạt động của Hiệp hội dưới sự chỉ đạo của Ban thường vụ Hiệp hội.

Điều 22. Các Ban chuyên môn, các tổ chức thuộc Hiệp hội

1. Các Ban chuyên môn Hiệp hội do Ban thường vụ Hiệp hội quyết định. Tổ chức và hoạt động của các Ban chuyên môn Hiệp hội theo quy chế, nghị quyết của Ban chấp hành. Các Ban chuyên môn Hiệp hội có nhiệm vụ thực thi các công việc theo chuyên môn của cơ quan Hiệp hội. Phối hợp theo dõi, điều phối các hoạt động của Hiệp hội dưới sự chỉ đạo của Ban thường vụ Hiệp hội.

2. Căn cứ vào tình hình thực tế của Hiệp hội, Ban thường vụ Hiệp hội quyết định thành lập chi hội thuộc Hiệp hội. Tổ chức và hoạt động của các chi hội thuộc Hiệp hội theo quy chế, nghị quyết của Ban chấp hành.

3. Hiệp hội được phép thành lập một số tổ chức trực thuộc (là pháp nhân) hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội để xây dựng và phát triển nguồn thu và hội phí của hội viên đảm bảo cho Hiệp hội tự trang trải về kinh phí hoạt động.Việc thành lập các tổ chức được thực hiện theo quy định của pháp luật.