Diễn Đàn Thị Trường Nông Nghiệp Nghệ An

Diễn Đàn Thị Trường Nông Nghiệp Nghệ An

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NGHỆ AN DIỄN ĐÀN THỊ TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP

CÔNG VIỆC CỦA MỘT NHÂN VIÊN ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

Như chúng tôi đã chia sẻ về một nhân viên đánh giá thị trường bên trên. Lúc này bạn đang có câu hỏi về những công việc của một nhân viên đánh giá thị trường sẽ bao gồm những gì ? Một số công việc chính của vị trí này có thể kể đến như:

MỨC LƯƠNG CỦA NHÂN VIÊN ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

Nhân viên đánh giá thị trường hiện nay là một ngành năng động và được nhiều người trẻ chọn lựa. Mức lương cho sinh viên mới tốt nghiệp khi ra trường sẽ rơi vào khoảng từ 5-7 triệu đồng/ tháng.

Những người mà có năng lực nhân viên phát triển thị trường có thể nhận được mức lương trên dưới 10 triệu đồng/tháng, mức lương cao nhất có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng.

Có thể thấy được hiện nay nghề nghiệp nhân viên đánh giá thị trường được nhiều doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng với mức lương cao và chế độ đãi ngộ tốt. Để có thể thành công ở trong nghề, bạn cũng phải liên tục tích lũy được những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của bản thân. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trên đây đã cho bạn hiểu rõ được về vị trí đặc biệt này.

Diễn đàn là sự kiện lớn của ngành Thông tin và Truyền thông, nhằm tổng kết, đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong 4 năm qua; truyền tải những tư tưởng cốt lõi về phát triển công nghệ số, tinh thần Make in Viet Nam, ứng dụng số để giúp tăng doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động; phát triển doanh nghiệp công nghệ số góp phần phát triển nhanh và bền vững, phát triển bao trùm, thoát bẫy thu nhập trung bình, đưa Việt Nam thành nước phát triển.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng: "Diễn đàn Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam được tổ chức vào tháng 12 hằng năm. Đây cũng là dịp kỷ niệm ngày lễ đặc biệt của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ số (12/12). Nhìn lại chặng đường 4 năm vừa qua, từ năm 2019 đến nay, ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam đã có những bước phát triển và trưởng thành rất đáng khích lệ. “Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tăng 30%, doanh thu công nghiệp công nghệ số tăng 32%, tỷ trọng Make in Vietnam của các sản phẩm công nghiệp công nghệ số tăng từ 21% lên 29%. Riêng lĩnh vực sản xuất phần mềm cho nước ngoài tăng trưởng 43%, và chúng ta hiện có tới trên 1.400 doanh nghiệp loại này, với doanh thu đang tiến dần đến mốc 10 tỷ USD”.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: “Chủ đề của Diễn đàn năm nay và cũng là chủ đề của năm 2024 là: “Sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. Phát triển kinh tế số, quan trọng nhất là các ứng dụng số, ứng dụng chuyển đổi số cho các ngành. Phát triển ứng dụng số cho các ngành cũng chính là sáng tạo sản phẩm, cũng chính là Make in Viet Nam. Các nhà mạng, các doanh nghiệp công nghệ số phải coi đây là hoạt động nghiên cứu phát triển. Hàng chục ngàn doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hãy đi vào các ngành, các lĩnh vực để sáng tạo các ứng dụng số, giúp chuyển đổi số, phát triển kinh tế số cho các ngành và lĩnh vực. Đây chính là quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam từ nay có một sứ mệnh mới là công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước thông qua sáng tạo các ứng dụng số, chuyển đổi số cho các ngành, các lĩnh vực. Phát triển kinh tế số các ngành chính là cách để tăng năng suất lao động của các ngành này. Việt Nam chúng ta nhiều năm nay đều không đạt mục tiêu tăng tăng năng suất lao động thì nay, lời giải của chúng ta về vấn đề nan giải này là sáng tạo các ứng dụng số để phát triển kinh tế số các ngành. Năm 2024 cũng sẽ là năm thương mại hoá, phát triển 5G trên phạm vi toàn quốc để tạo ra hạ tầng cho các ứng dụng công nghiệp. Năm 2024 còn là năm phát triển AI hẹp, tạo ra các ứng dụng AI cho từng lĩnh vực”.

Từ góc độ địa phương, ông Cao Tường Huy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết: "Cùng với phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin, có thể khẳng định đến thời điểm hiện tại, tỉnh Quảng Ninh bước đầu đã có những tiền đề quan trọng để tiếp tục xây dựng, chuẩn bị năng lực sẵn sàng tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0".

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đầu tư, triển khai Đề án xây dựng Chính quyền điện tử là nền tảng cốt lõi cho xây dựng chính quyền số; nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động, công tác chỉ đạo, điều hành, phục vụ của chính quyền thông qua hệ thống hạ tầng, hệ thống thông tin dùng chung được triển khai sâu, rộng cả 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) và kết nối liên thông với trục văn bản của Văn phòng Chính phủ; làm cơ sở cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính với mô hình 14 Trung tâm phục vụ hành chính công từ tỉnh đến cấp huyện và 177 bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã.

"Qua Diễn đàn quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ V, tỉnh Quảng Ninh và các tỉnh, thành phố trong cả nước nói chung có những định hướng xây dựng phát triển các doanh nghiệp công nghệ số, thúc đẩy, hoàn thành các mục chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số đã được xác định trong các chủ trương, định hướng của Trung ương và các địa phương", ông Cao Tường Huy cho biết.

Phát biểu chỉ đạo tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho biết: "Đây là dịp để nhìn lại hoạt động của doanh nghiệp công nghệ số và lan toả tới xã hội nhận thức về chuyển đổi số. Diễn đàn cũng là dịp để các doanh nghiệp số thể hiện vai trò tiên phong trong đổi mới sáng tạo; khoa học công nghệ là chìa khoá phát triển".

"Các doanh nghiệp nắm bắt cơ hội này mang tới sự thay đổi lớn để Việt Nam có sản phẩm khác biệt, của riêng Việt Nam. Chính phủ Việt Nam xác định khoa học công nghệ số là không gian mới, lực lượng sản xuất mới, nguồn tài nguyên mới để tăng năng suất lao động, động lực cho tăng trưởng kinh tế", Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định.

Cũng tại Diễn đàn, Bộ Thông tin và Truyền thông long tổ chức Lễ công bố và trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam năm 2023 nhằm tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam có sản phẩm, giải pháp và dịch vụ công nghệ số xuất sắc nhằm giải các bài toán Việt Nam và thế giới.

Theo đó, Ban tổ chức trao giải cho Top 10 sản phẩm tại 5 hạng mục gồm: Sản phẩm số tiềm năng; thị trường nước ngoài; kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số.

Chương trình Diễn đàn bao gồm 1 phiên chính và các phiên chuyên đề. Tại Phiên chính buổi sáng, các diễn giả sẽ chia sẻ các câu chuyện thành công trong việc ứng dụng số tạo ra các sản phẩm số ứng dụng trong thực tiễn giúp thay đổi Việt Nam, thay đổi thế giới. Tại các phiên chuyên đề vào buổi chiều, các diễn giả trao đổi, thảo luận về việc phát triển các sản phẩm dựa trên công nghệ mới như Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán dẫn và việc đưa chúng ra thị trường trong nước và quốc tế. Các diễn giả cũng trao đổi, thảo luận về những rào cản, thách thức và giải pháp đột phá để cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm, giải pháp, dịch vụ trên nền tảng các công nghệ số mới cho thị trường.

Giải Vàng Giải thưởng Make in Viet Nam năm 2023: - Sản phẩm công nghệ số tiềm năng: Hệ thống robot Delta trong sản xuất bánh kẹo - Công ty Cổ phần Giải pháp công nghệ cao VAS. - Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho thị trường nước ngoài: Trung tâm phát triển toàn cầu (Global Development Center - GDC), Công ty Cổ phần NTQ Solution. - Sản phẩm công nghệ số xuất sắc cho xã hội số: Nền tảng truyền hình số trực tuyến quốc gia VTVgo, Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số - Đài Truyền hình Việt Nam. - Sản phẩm số xuất sắc cho Kinh tế số: Nền tảng hậu cần GHTK app, Công ty Cổ phần Giao Hàng Tiết Kiệm. Năm nay không có giải Vàng hạng mục Chính phủ số.

Thời điểm tháng 9 hàng năm, đặc biệt là mùa tựu trường, thường là lúc thị trường xe máy cũ sôi động với nhu cầu tăng cao từ học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, tại chợ xe máy cũ Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội), khung cảnh lại hoàn toàn trái ngược. Dù có hàng loạt cửa hàng xe máy san sát nhau, với đủ loại xe từ phổ thông đến cao cấp, nhưng số lượng khách hàng tới mua sắm lại thưa thớt. Cảnh tượng ảm đạm, yên tĩnh thay vì sôi động và nhộn nhịp như mọi năm, khiến cho không ít người kinh doanh tại đây cảm thấy lo lắng.

Vào ngày 4/9, phóng viên ghi nhận tại chợ xe máy cũ Dịch Vọng cho thấy rằng hầu hết các cửa hàng đều ít khách, chỉ có một vài người đến để xem xe và cân nhắc giá cả ở các cửa hàng khác nhau. Anh Bảo Khánh, một khách hàng đến từ Mỹ Đình, Hà Nội, chia sẻ rằng do điều kiện tài chính chưa đủ để mua xe mới, anh đang cân nhắc mua xe cũ. Tuy nhiên, anh Khánh lo ngại về việc định danh biển số và băn khoăn về các thủ tục pháp lý khi mua xe tại chợ mà không thông qua chính chủ.

Anh Hoàng Kiên, một chủ cửa hàng xe máy cũ tại khu vực Chùa Hà cho biết, doanh số bán hàng đã giảm sút so với các thời điểm trước đó. Dòng xe bán chạy nhất trên thị trường hiện nay vẫn là các mẫu xe của Honda như Vision, Lead, Air Blade, Wave và SH. Đặc biệt, mùa tựu trường hàng năm thường là thời điểm bùng nổ nhu cầu mua sắm xe 50 cc dành cho học sinh, sinh viên.

Theo anh Kiên, các dòng xe tay ga cũ hiện có giá từ 13 đến 15 triệu đồng, trong khi xe số cũ chỉ nằm ở mức trên dưới 10 triệu đồng, điều này phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người, đặc biệt là học sinh, sinh viên và các gia đình có thu nhập trung bình.

Theo chia sẻ của các chủ cửa hàng tại chợ xe máy cũ Dịch Vọng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút doanh số của thị trường xe máy cũ là do sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp và đại lý xe máy mới. Các hãng xe máy lớn liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn, thu hút lượng lớn khách hàng chuyển hướng sang mua xe mới thay vì xe cũ. Giá cả của xe máy mới ngày càng cạnh tranh, kèm theo đó là các ưu đãi về bảo hành, dịch vụ sau bán hàng, khiến người tiêu dùng cảm thấy yên tâm và sẵn sàng đầu tư thêm một khoản tiền để sở hữu một chiếc xe máy mới.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến sức mua trên thị trường xe máy cũ là những khó khăn trong thủ tục pháp lý. Theo Thông tư 24/2023/TT-BCA, có hiệu lực từ ngày 15.8.2023, quy định về việc định danh biển số xe đã gây ra nhiều thách thức cho cả người bán và người mua. Việc phải qua nhiều bước thủ tục giấy tờ khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại khi lựa chọn mua xe máy cũ do họ không chỉ phải đối mặt với rủi ro về chất lượng xe mà còn phải đối diện với vô số bước của các thủ tục pháp lý.

Một vấn đề khác là chiến lược kinh doanh của các cửa hàng xe máy cũ truyền thống đang bị thách thức bởi xu hướng kinh doanh mới. Thay vì chỉ bán trực tiếp tại cửa hàng, nhiều đơn vị đã chuyển sang kinh doanh trực tuyến, kết hợp bán hàng và PR sản phẩm qua các mạng xã hội, đặc biệt là livestream mỗi ngày để thu hút thêm lượt tương tác cũng như tăng uy tín cho cửa hàng. Điều này dẫn đến việc cạnh tranh khốc liệt giữa các cửa hàng, khiến các cửa hàng nhỏ lẻ, truyền thống gặp khó khăn trong việc duy trì lượng khách hàng ổn định.

Các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, cùng với sự hỗ trợ từ các nền tảng mạng xã hội, đã thay đổi cách người tiêu dùng tiếp cận thông tin và mua sắm. Điều này khiến những cửa hàng chưa thích ứng kịp với xu thế mới dần mất đi thị phần, tạo ra bức tranh ảm đạm cho thị trường xe máy cũ truyền thống.