Thông tin của bạn đã được ghi nhận, chuyên viên tư vấn sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn đã quan tâm dịch vụ của chúng tôi
Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan cho hàng mậu dịch, phi mậu dịch
Tờ khai hải quan hay có thể gọi là tờ khai xuất nhập khẩu, là văn bản mà chủ hàng hóa (người nhập khẩu hoặc xuất khẩu) kê khai đầy đủ, chi tiết thông tin về lô hàng (số lượng, tên từng loại hàng hóa…) khi tiến hành xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.
Tờ khai hải quan là một trong những thủ tục bắt buộc phải thực hiện nếu cá nhân/tổ chức muốn xuất nhập khẩu một mặt hàng nào đó. Nếu không có tờ khai hải quan hoặc thông tin tờ khai không đúng thì các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu của hàng hóa đó đều sẽ bị dừng lại.
2. Địa điểm đăng ký tờ khai hải quan
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 38/2015/TT/BTC, địa điểm đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng phi mậu dịch và hàng mậu dịch được quy định như sau:
Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự ở đâu?
- Khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 105/2023/TT-BQP, trạm y tế cấp xã thực hiện sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm y tế cấp huyện hoặc Bệnh viện đa khoa cấp huyện; giám sát của Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện.
- Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP, khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự do Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.
Xem ngay: Mậu dịch, phi mậu dịch là gì? Điểm giống, khác nhau giữa hàng mậu dịch - hàng phi mậu dịch. Địa điểm làm thủ tục hải quan (thủ tục xuất nhập khẩu).
Địa điểm làm thủ tục hải quan cho hàng mậu dịch, hàng phi mậu dịch
Địa điểm làm thủ tục hải quan (thủ tục xuất nhập khẩu) hàng mậu dịch, phi mậu dịch được quy định như sau:
So sánh hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch
1. Điểm giống nhau giữa hàng hóa mậu dịch và hàng hóa phi mậu dịch
2. Điểm khác biệt giữa hàng hóa phi mậu dịch và hàng hóa mậu dịch
Bên cạnh điểm giống thì giữa hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch cũng có điểm khác biệt về mục đích xuất nhập khẩu và thời gian nhận hàng hóa. Cụ thể như sau:
Chữ “T” trên giấy khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nghĩa là gì?
Tại Điều 9 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự thực hiện theo quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP.
- Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự
+ Thành viên Hội đồng sau khi khám mỗi chuyên khoa, ghi điểm nội dung khám vào cột “Điểm”; ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó ở cột “Lý do”; ký và ghi rõ họ tên ở cột “Ký”;
+ Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự căn cứ vào điểm tại từng chỉ tiêu để kết luận phân loại sức khỏe, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ trong ngoặc đơn) ở “Phần kết luận”.
+ Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
+ Trường hợp nghi ngờ chưa cho điểm hoặc chưa kết luận được, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gửi công dân tới khám chuyên khoa tại cơ sở y tế khác để có kết luận chính xác. Thời gian tối đa 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
+ Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến cơ sở y tế để điều trị;
+ Trường hợp công dân mắc bệnh tật chưa được phân loại theo Mục II Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, thì Hội đồng khám sức khỏe đánh giá đầy đủ, toàn diện chức năng cơ quan bị bệnh tật, mức độ ảnh hưởng đến khả năng luyện tập quân sự, lao động, sinh hoạt, tiên lượng mức độ tiến triển bệnh, tật để kết luận phân loại sức khỏe.
Như vậy, theo quy định nêu trên, khi thấy có chữ “T” bên cạnh, đó là trường hợp người được khám sức khỏe đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, nghĩa là “tạm thời” và Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.
Phân loại sức khỏe có chữ “T” có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ quy định tại Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì công dân được gọi nhập ngũ khi có đủ các tiêu chuẩn sau đây: Lý lịch rõ ràng; Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định; Có trình độ văn hóa phù hợp.
Theo đó, tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ như sau:
- Tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định về việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp, thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
Như đã phân tích tại mục 1 thì sức khỏe được phân loại có chữ “T” có nghĩa là tạm thời, mà theo quy định thì trường hợp công dân thuộc sức khỏe loại 1T, 2T, 3T về bản chất vẫn thuộc sức khỏe loại 1, 2, 3, do đó vẫn đủ tiêu chuẩn sức khỏe để được tuyển chọn tham gia nghĩa vụ quân sự.
Mậu dịch là gì? Phi mậu dịch là gì?
Mậu dịch là việc trao đổi, mua bán hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác do nhà nước trực tiếp quản lý.
Phi mậu dịch là việc xuất nhập khẩu, trao đổi các loại hàng hóa không nhằm mục đích thương mại giữa các vùng lãnh thổ, các quốc gia hoặc các tổ chức dành tặng cho cá nhân/tổ chức của 1 lãnh thổ, quốc gia khác.
Câu hỏi thường gặp về hàng mậu dịch và hàng phi mậu dịch
1. Mậu dịch là gì? Hàng mậu dịch là gì?
Mậu dịch là việc trao đổi, mua bán hàng hóa từ nơi này sang nơi khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác do nhà nước trực tiếp quản lý.
Hàng mậu dịch là loại hàng hóa được nhập về với mục đích sản xuất, kinh doanh, có hợp đồng rõ ràng, có ký kết văn bản, có đầy đủ các loại giấy tờ, thủ tục, đóng thuế VAT và các loại thuế liên quan khác theo quy định của cơ quan nhà nước. Hàng hóa mậu dịch có số lượng xuất nhập khẩu không giới hạn.
2. Phi mậu dịch là gì? Hàng phi mậu dịch là gì?
Phi mậu dịch là việc xuất nhập khẩu, trao đổi các loại hàng hóa không nhằm mục đích thương mại giữa các vùng lãnh thổ, các quốc gia hoặc các tổ chức dành tặng cho cá nhân, tổ chức của 1 quốc gia khác.
Hàng phi mậu dịch là những loại hàng hóa xuất nhập khẩu không dùng để kinh doanh, mua bán, không cần thanh toán, không cần hợp đồng mà được thay thế bằng thỏa thuận. Hàng phi mậu dịch sẽ bao gồm: hàng biếu tặng, hàng viện trợ, hàng quảng cáo, hàng mẫu, hành lý cá nhân…
3. Điểm khác nhau giữa hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch?
Điểm khác biệt giữa hàng hóa mậu dịch và phi mậu dịch là thời gian giao nhận hàng và mục đích xuất nhập khẩu.
4. Hàng phi mậu dịch có được bán không?
Hàng phi mậu dịch không dùng với mục đích thương mại, không có hóa đơn mà chỉ dùng để viện trợ, nhân đạo, biếu tặng hoặc hàng mẫu… vì thế hàng phi mậu dịch sẽ không được mua đi bán lại.
5. Hàng phi mậu dịch có phải đóng thuế không?
Hàng phi mậu dịch phải nộp thuế nhập khẩu ngay trước khi tiến hành thông quan.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp hàng hóa phi mậu dịch là quà biếu, quà tặng thì sẽ được miễn thuế (căn cứ theo Khoản 1 Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP).
Để biết chi tiết về định mức miễn thuế cho hàng phi mậu dịch là hàng biếu, tặng bạn tham khảo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT